Mộng du thường tự mất khi trẻ bước vào tuổi dậy thì
Những thực phẩm cho giấc ngủ ngon
Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi: Chớ xem thường!
7 cách để có giấc ngủ ngon tuổi mãn kinh
Bí ẩn của những giấc ngủ với cơ thể người
Trả lời:
Bác sỹ Lê Ngọc Anh - Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, cho biết:
Chào bạn! Trẻ em từ 4 - 12 tuổi thường hay mắc chứng mộng du. Mộng du thường xảy ra từ 1 - 3 giờ sau khi ngủ, lúc đó trẻ đã bước vào giai đoạn ngủ sâu. Con bạn có thể đứng dậy đi lại, mắt mở to, thậm chí ăn uống bình thường nhưng hoàn toàn không thấy gì, không nhận thức được những gì chúng đang làm. Mỗi lần mộng du thường kéo khoảng 10 phút. Không nên đánh thức khi trẻ mộng du vì điều này thực sự không cần thiết. Bạn có thể hướng dẫn, cầm tay trẻ đưa trở lại vào phòng.
Về nguyên nhân gây mộng du cho đến nay y học vẫn chưa biết rõ. Đa số trẻ nhỏ bị mộng du sẽ khỏi bệnh khi đến tuổi dậy thì. Hiện nay không có thuốc gì hoặc kỹ thuật y học nào để chữa bệnh mộng du. Có một giả thuyết là bệnh mộng du do căng thẳng tinh thần (stress) gây nên và cũng là tác nhân chính khiến bệnh xuất hiện và cũng có thể do rối loạn giấc ngủ gây ra. Do vậy bạn nên tìm mọi cách giải toả tâm lý căng thẳng ở cháu, tạo cho cháu một môi trường sinh hoạt thoải mái, vui vẻ.
Nên cho trẻ đi học mầm non để trẻ có thể vui chơi, hoà nhập với bạn bè. Khi trẻ làm điều gì sai nên nhẹ nhàng nhắc nhở và khuyên bảo, không nên quát mắng hoặc doạ nạt gây căng thẳng tâm lý thì bệnh càng nặng hơn. Tối ngủ nên khoá cửa chính, chỉ mở cửa sổ khi cửa sổ có song sắt. Khi trẻ đang trong cơn mộng du không nên co kéo mà nhẹ nhàng đưa cháu về gường cho ngủ tiếp. Nếu cố tình co kéo sẽ gây phản ứng bệnh nhân với người nhà không tốt.
Nếu trẻ bị mộng du thường xuyên (nhiều hơn 1 lần/tuần), bạn hãy đưa trẻ đến bác sỹ để kiểm tra các vấn đề thần kinh, trẻ có thể phải sử dụng thuốc an thần trong một thời gian ngắn.
Chúc con bạn mau lành bệnh!
Bình luận của bạn