Bí ẩn của những giấc ngủ với cơ thể người

Giấc ngủ của con người còn rất nhiều điều bí ẩn

6 bí mật về giấc ngủ

Giấc ngủ chưa hẳn là ngơi nghỉ

Thôi miên giúp cải thiện giấc ngủ

Giới văn phòng cảnh giác nguy cơ trào ngược dạ dày

Giúp người cao tuổi có giấc ngủ ngon

Chúng ta đều biết ngủ là thời gian để con người nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc. Không chỉ có vậy, giấc ngủ còn có thể làm được nhiều hơn thế.

1. Ngủ sau khi học nâng cao trí nhớ như thế nào?

Ngủ sau khi học thúc đẩy các tế bào não tạo ta những kết nối với các tế bào não khác, một nghiên cứu mới lần đầu tiên chỉ ra rằng: Các mối kết nối, còn được gọi là đuôi gai thần kinh, cho phép các dòng tín hiệu thông tin đi qua các synap.

Một trong các tác giả của nghiên cứu, Tiến sỹ Wen-Biao Gan, nói: “Chúng ta từ lâu đã biết rằng giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong việc học và ghi nhớ. Nếu bạn không ngủ ngon thì bạn sẽ không học tốt”.

Nhưng cơ chế thần kinh nào có thể giải thích cho hiện tượng này?

“Ở đây, chúng tôi đã chỉ ra làm thế nào, giấc ngủ giúp các neuron hình thành nên các mối kết nối cụ thể trên các nhánh hình cây sẽ tạo thuận lợi cho một trí nhớ dài hạn”, Tiến sỹ Wen-Biao Gan cho biết thêm.

Trong giấc ngủ, não bộ con người vẫn hoạt động và tiếp thu thông tin

2. Tại sao một số người chỉ cần ngủ 5 giờ một đêm

Trong khi hầu hết mọi người đều có thể cố gắng ngủ ít đi với khoảng 6 tiếng ngủ và phần lớn trong số họ phải khổ sở về mặt thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt là những người mất ngủ trong thời gian dài. Tuy nhiên, một số người vẫn có thể hoạt động bình thường chỉ với 5 tiếng ngủ mỗi đêm đã được xác nhận bởi một nghiên cứu trên 100 cặp sinh đôi.

Những người mang gene đột biến có thể chỉ cần trung bình 5 tiếng ngủ mỗi ngày, ngắn hơn nhiều so với người anh em sinh đôi không mang gene đột biến.

Khi cặp sinh đôi được giao cho một bài kiểm tra khả năng nhận thức và phán đoán sau khi mất ngủ, những người với gene đột biến làm tốt hơn nhiều, sai sót ít hơn 40%. Không những thế, người mang gene đột biến còn có thể phục hồi tốt hơn sau khi mất ngủ, chỉ cần 8 tiếng để hồi phục giấc ngủ, so với người anh em sinh đôi phải cần đến 9,5 tiếng.

3. Học một ngôn ngữ mới trong lúc ngủ

Trong lúc ngủ, bộ não vẫn tiếp tục hoạt động

Có thể học được một ngôn ngữ mới trong lúc bạn ngủ nghe có vẻ khó tin, nhưng điều này lại là đúng thật sự. Một cuộc thử nghiệm gần đây kiểm tra xem liệu các sinh viên học tiếng Hà Lan có thể nâng cao trí nhớ của họ bằng cách nghe lại những từ mới trong giấc ngủ của họ hay không?

Lúc 10h đêm, họ được giao cho một loạt các cặp từ tiếng Hà Lan và tiếng Đức để học (họ là những người Đức bản ngữ). Một nửa nhóm sau đó đi ngủ, nửa còn lại thì phải thức. Cả hai nhóm (nhóm ngủ và nhóm thức) sau đó được nghe một đoạn phát lại của một số cặp từ mà họ đã học trước đó.

Lúc 2h sáng, cả hai nhóm được giao cho một bài kiểm tra.

Thật bất ngờ, những người thuộc nhóm ngủ đã làm tốt hơn ở những từ họ được nghe trong lúc ngủ hơn những người thức. Điều này chứng tỏ việc nghe những từ trong lúc ngủ có thể giúp chúng ta học nó, có thể vì nó kích hoạt những vấn đề trong não bộ lần nữa.

4. Một cách chữa kỳ lạ đối với bệnh thiếu ngủ

Chỉ cần tin rằng bạn đã ngủ ngon hơn thực tế đã đủ để tăng cường hoạt động nhận thức cho ngày tiếp theo. Phát hiện này đến từ một nghiên cứu với 164 người được giảng một bài về tầm quan trọng của chất lượng giấc ngủ và họ được giao một bài kiểm tra mới đo mức độ ngủ ngon của họ đêm qua.

Sau bài kiểm tra, một số người được cho biết họ đã ngủ ngon đêm qua, còn những người khác thì được cho biết họ đã ngủ kém. Việc này không có liên quan gì đến việc họ đã thật sự ngủ như thế nào mà chỉ bịa ra để cố gắng thuyết phục rằng một nhóm đã có giấc ngủ tốt hơn nhóm còn lại.

Những người được nói là ngủ tốt hơn thì có điểm số cao hơn trong bài kiểm tra sự chú ý và trí nhớ so với những người được nói là ngủ kém vào ngày hôm sau.

Như vậy, điều này cho thấy rằng sự điều chỉnh suy nghĩ của bạn một chút cũng đủ để làm tăng kết quả của bạn. Suy nghĩ tích cực có thể đẩy lui căn bệnh mất ngủ.

Suy nghĩ tích cực - một cách trị thiếu ngủ lạ lùng nhưng hiệu quả

5. 8 tiếng ngủ bị gián đoạn cũng giống như ngủ 4 tiếng

Nếu bạn ngủ một đêm dài mà bị gián đoạn thì giá trị của giấc ngủ đó - theo các nhà khoa học - bạn cũng chỉ được ngủ một nửa thời gian đó mà thôi. Khảo sát cho thấy những người tham gia bị đánh thức 4 lần trong suốt 8 tiếng ngủ bình thường.

Cứ mỗi lần như vậy bọn họ phải hoàn thành một nhiệm vụ trên máy tính mất từ 10 - 15 phút trước khi được ngủ trở lại.

Vào buổi sáng họ phải làm một bài kiểm tra về sự tỉnh táo, sự chú ý và tâm trạng. Bài kiểm tra này được đem đối chiếu với kết quả từ hai đêm khác khi bọn họ được ngủ. Những ảnh hưởng đến tâm trạng, sự chú ý, sự tỉnh tảo đối với giấc ngủ 8 tiếng gián đoạn thì cũng trầm trọng như chỉ ngủ có 4 tiếng.

So với việc ngủ liên tục 8 giờ thì bọn họ cảm thấy chán nản, buồn phiền, mệt mỏi và giảm sức sống hơn. Và đây chỉ là ảnh hưởng của một đêm ngủ bị gián đoạn.

Tiêu Thạch H+ (theo spring)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh