Trẻ có thể gặp biến chứng viêm não sau khi mắc bệnh sởi
Làm sao để nhận biết trẻ bị bệnh sởi?
Sự khác nhau cơ bản nhất giữa bệnh sởi và phát ban do nhiệt
Trẻ bị sốt và nổi mẩn đỏ có phải bị bệnh sởi?
Phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ thế nào?
Bác sỹ Eve Glazier và Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ), trả lời:
Chào bạn!
Có lẽ tình trạng bạn đang nhắc đến là viêm não xơ hóa bán cấp (SSPE). Đây là một rối loạn thần kinh tiến triển có thể phát sinh ở trẻ em và một số người lớn bị sởi. Trong hầu hết các trường hợp mắc SSPE, bệnh sởi có thể xuất hiện khi còn nhỏ, thường là dưới 2 tuổi. Mặc dù đã khỏi bệnh nhưng virus sởi trong người những bệnh nhân này vẫn còn tồn tại. Khoảng sáu đén tám năm sau, virus sẽ hoạt động trở lại. Đó là lý do vì sao nhiều người không biết đến bệnh này.
Khi mắc SSPE, người bệnh sẽ bắt đầu phát hiện ra những thay đổi trong nhận thức, tâm trạng và hành vi. Ngoài ra, họ cũng có thể gặp khó khăn khi di chuyển, co thắt các cơ. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể bị co giật, giảm thị lực và không thể đi lại.
Mặc dù sự tiến triển của bệnh là từ từ, nhưng đến một thời điểm nào đó, não sẽ mất khả năng điều khiển hệ thống thần kinh tự trị, điều khiển quá trình hô hấp, nhịp tim, nhiệt độ và các chức năng khác của cơ thể. Ở một số bệnh nhân, bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân sẽ chết trong vòng một đến ba năm sau khi được chẩn đoán.
Tại thời điểm này, không có phương pháp điều trị cho căn bệnh này. Tuy nhiên, may mắn là SSPE hiếm khi xảy ra, nó chỉ ảnh hưởng 4 - 10 trẻ trên khoảng 100.000 bệnh nhân bị sởi.
Sởi là căn bệnh dễ lây lan và bùng phát thành dịch. Trước năm 1963, khi vaccine sởi chưa được sử dụng phổ biến rộng rãi thì hầu như tất cả mọi người đều bị sởi. Tuy nhiên, do những nỗ lực của các cơ quan y tế trong việc tiêm chủng, bệnh sởi đã được tuyên bố loại bỏ vào năm 2000. Trong thời gian gần đây, bệnh sởi có xu hướng bùng phát trở lại do mọi người không được tiêm chủng vaccine.
Để phòng ngừa bệnh sởi và các biến chứng do bệnh sởi gây ra, trẻ em nên tiêm vaccine sởi đầy đủ. Thông thường, ở những khu vực ít có nguy cơ bùng phát dịch, trẻ sẽ được tiêm mũi sởi đầu tiên trong độ tuổi từ 12 - 15 tháng và liều nhắc lại trong độ tuổi 4 - 6 tuổi. Nếu phải đi du lịch nước ngoài hoặc sống ở những khu vực dễ bùng phát dịch sởi thì trẻ có thể được tiêm phòng khi được 9 tháng tuổi hoặc thậm chí là 6 tháng tuổi.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn