Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam
Đại dịch HIV đã có mặt ở 100% tỉnh, thành
Sắp có cái kết đẹp cho đại dịch AIDS
Đảm bảo bí mật cho người được tư vấn phòng, chống HIV/AIDS
8 lời khuyên "vàng" cho người có HIV
Mỗi năm, nước ta vẫn có khoảng 12.000 người có HIV mới và 2.000 - 3.000 trường hợp tử vong do AIDS. Nhóm người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV vẫn ở mức cao. Chính vì vậy, HIV/AIDS vẫn đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở nước ta.
Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2015 (từ ngày 10/11 đến 10/12) và Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS với chủ đề Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS. Cụ thể là 90% số người có HIV biết tình trạng HIV của bản thân; 90% số người biết tình trạng có HIV được điều trị ARV (thuốc kháng virus) liên tục suốt đời và 90% số người điều trị ARV duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế.
Mục tiêu là vậy, tuy nhiên thực tế tại Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 78% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; Mới 45% người nhiễm HIV được điều trị ARV. Đặc biệt, mục tiêu 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp và ổn định thời gian qua, Việt Nam chưa có điều kiện tổ chức xét nghiệm thường quý nên chưa có số liệu chính xác.
Công tác phòng chống đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn
Một thách thức khác đối với mục tiêu dập tắt đại dịch này là công tác dự phòng, can thiệp giảm tác hại đến xét nghiệm và điều trị đều chưa đạt mức có thể khống chế được đại dịch HIV/AIDS. Nguồn lực cho phòng, chống căn bệnh thế kỷ này chủ yếu dựa vào viện trợ quốc tế và đang bị cắt giảm nhanh, trong khi các nguồn tài chính trong nước chưa kịp bù đắp.
Việc điều trị bằng thuốc kháng virus ARV không những giúp người có HIV tăng khả năng hồi phục hệ thống miễn dịch, giảm tử vong, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn giảm đến 90% khả năng lây lan HIV ra cộng đồng. Tuy nhiên, theo lộ trình bắt đầu từ tháng 3/2016, các nhà tài trợ cho việc điều trị bằng thuốc kháng virus ARV sẽ không tiếp nhận bệnh nhân có HIV mới, trong khi mỗi năm Việt Nam có khoảng 800 - 1.000 bệnh nhân có HIV mới phải điều trị bằng thuốc ARV.
Đến hết năm 2017, khoản viện trợ này sẽ chấm dứt hoàn toàn, người bệnh sẽ phải tự bỏ chi phí điều trị nếu không có bảo hiểm y tế. Nếu không sớm có kế hoạch tài chính bền vững để duy trì việc điều trị HIV bằng thuốc ARV liên tục và ổn định, nguy cơ đại dịch bùng phát sẽ trở lại chứ đừng nói gì mục tiêu dập tắt, thậm chí còn nguy hiểm hơn trước vì virus có thể đột biến và kháng thuốc ARV khi việc điều trị bị gián đoạn.
Bình luận của bạn