Hút shisha độc hại không thua gì thuốc lá
Một phiên hút shisha hại bằng hút 100 điếu thuốc lá
Đàn ông hút thuốc dễ mất xương
Phim Walt Disney sẽ không còn cảnh hút thuốc
Bị phạt 3 triệu đồng vì hút thuốc trên máy bay
Giảm hút thuốc lá: Cần biện pháp mạnh!
Theo BS Nguyễn Minh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Sức khoẻ Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, shisha là một loại thuốc hút qua ống nước, có xuất xứ từ các nước Ả Rập. Shisha rất độc hại cho cơ thể con người, một bình shisha có thời gian sử dụng ít nhất là 40 phút, vì vậy số lần hít vào khoảng từ 50 – 200 lần, lượng khói đưa vào cơ thể sẽ gấp từ 100 – 200 lần so với hút một điếu thuốc lá. Đó là lượng khói rất khủng khiếp bởi nó tương đương với 0,15 – 0,5 lít khói.
Lượng nicotine vào trong cơ thể do hút shisha còn cao hơn hút thuốc lá đến 75%. Chính vì vậy, dùng shisha là cách nhanh nhất để gặp tử thần với các bệnh ung thư miệng, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, giảm chức năng phổi, giảm chức năng sinh sản…
Dưới góc độ Đông y, Ông Vũ Quốc Trung – thuộc Hội Đông y TP. Hà Nội chia sẻ, shisha tác hại giống như thuốc lá và thuốc lào. Đặc biệt, hiện có nhiều người cho rằng shisha được chế biến từ các loại thảo mộc nên không có gì phải lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên đó hoàn toàn là quan niệm sai lầm bởi phần lớn shisha ngoài thị trường hiện nay thường được làm từ các hương liệu hóa học có nguồn gốc không rõ ràng và được pha chế thêm những chất gây nghiện khác như hàng đá, cần sa, tài mà…
Đối với các loại shisha được chế thêm nhiều thành phần thì độ nguy hiểm sẽ càng tăng lên. Shisha có thể gây dị ứng cho người hút, dẫn đến các triệu chứng như rát cổ, tê buốt, bỏng họng. Các chất như mật ong, đường… được pha trộn trong shisha, khi đốt lên đều tạo ra rất nhiều khí độc hại với cơ thể.
Nguy hiểm hơn, việc sử dụng shisha có chứa ma túy sẽ dẫn đến tình trạng nghiện từ nhẹ tới nặng, gây ảo giác liên tục, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh và não bộ, tương tự như tác hại của hiện tượng "phê" ma túy. Hơn nữa, cách sử dụng tập thể của shisha có thể gây lan rộng cho cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ bởi sự lôi kéo, thậm chí là ép buộc bạn bè cùng sử dụng.
Trước đó, cuối tháng 7/2013, UBND TP.HCM đã có văn bản gửi bộ Y tế kiến nghị đơn vị này nghiên cứu trình Chính phủ xem xét đưa mặt hàng thuốc shisha bổ sung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên.
Bình luận của bạn