Hút thuốc khi đang lấy xăng, toàn thân biến thành ngọn đuốc

Bỏng xăng là tai nạn đặc biệt nguy hiểm, cần chú ý đề phòng tai nạn

Ga Vinh cháy lớn vì bị đổ xăng phóng hỏa

Chữa bỏng bô xe máy an toàn, không để lại sẹo

Có nên chườm đá lạnh, bôi kem đánh răng khi bị bỏng?

Video: Mẹo cấp cứu nhanh cho vùng da bị bỏng

Theo thông tin từ khoa Bỏng và Phẫu thuật Tạo hình, bệnh viện Chợ Rẫy ngày 29/12, tại đây đang điều trị cho một bệnh nhân bị bỏng rất nặng do lửa xăng. Vụ tai nạn thương tâm xảy đến với anh Trần Ngọc Tr. (30 tuổi, ngụ tại tỉnh Tây Ninh).

Khai thác bệnh sử ghi nhận, do chiếc xe gắn máy của gia đình bị hỏng chưa kịp sửa chữa nhưng có việc gấp, anh Tr. đã mượn xe của hàng xóm để đi. Nhằm tiết kiệm tiền đổ xăng, anh dùng ống, hút xăng trong bình chứa từ xe của gia đình đổ vào chiếc xe mượn.

 Trong lúc chờ xăng chảy đầy chiếc chai nhựa có sức chứa 1,5 lít anh Tr. tranh thủ mồi điếu thuốc lá hút. Thấy chai xăng chuẩn bị đầy, anh nâng chai lên cao để ngắt dòng chảy, nhưng miệng vẫn phì phèo điếu thuốc lá. Khi vừa đưa chai xăng ngang tầm ngực bất ngờ ngọn lửa phụt lên. Trong lúc cuống cuồng, anh đã làm đổ chai xăng lên người, ngay lập tức lửa bùng lên dữ dội khiến toàn thân nạn nhân biến thành ngọn đuốc sống.

Nghe tiếng gào thét của anh Tr. người nhà chạy ra thì bàng hoàng chứng kiến cảnh người thân quằn quại dưới mặt đất cơ thể cháy ngùn ngụt, bốc mùi khét lẹt. Khi ngọn lửa được dập tắt thì cũng là lúc toàn thân nạn nhân đã bị cháy sém, quần áo rách nát, nhiều mảng da bị lột ra ngoài.

Sau khi được sơ cứu tại bệnh viện địa phương, anh Tr. tiếp tục phải chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy điều trị. Qua hồ sơ bệnh án, BS Lê Thành Khỹm, khoa Bỏng và Phẫu thuật Tạo hình xác định, bệnh nhân Tr. bị bỏng lửa xăng độ II, III toàn thân, trong đó có 12% bỏng độ sâu. Tình trạng bỏng nặng khiến bệnh nhân rơi vào nhiễm trùng, nhiễm độc, dù được điều trị tích cực nhưng vẫn chưa thể nói trước được điều gì.

Qua trường hợp trên, bác sỹ cho biết, bỏng xăng là tai nạn nguy hiểm nhưng thường gặp. Nguyên nhân xăng bắt lửa thường xuất phát từ sự chủ quan của nạn nhân như để xăng trong bếp, dùng xăng nhóm lửa, hút thuốc khi tiếp xúc với xăng, không ít trường hợp bị bỏng là do mưu sát hoặc tự tử. Để tránh các tai nạn tương tự có thể xảy ra, bác sỹ khuyến cáo, xăng là chất rất dễ bắt lửa gây ra cháy nổ. Khi cất giữ, tiếp xúc, sử dụng xăng, cộng động cần chú ý đảm bảo mọi sự an toàn, tuyệt đối không để xăng và lửa ở gần nhau.

Trong trường hợp tai nạn xảy ra, người ứng cứu cần bình tĩnh cách ly nguồn xăng trong đám cháy, dùng bình cứu hỏa dập lửa. Trường hợp không có bình cứu hỏa tại hiện trường, cần nhanh chóng dùng chăn hoặc bao tải nhúng nước, trùm kín đám cháy để cắt nguồn cung cấp ôxy, dập lửa trên người nạn nhân. Tuyệt đối không dùng nước dập đám cháy xăng vì xăng sẽ nổi lên trên mặt nước và bốc cháy dữ dội hơn.

Sau khi dập được lửa, người bị nạn cần được dùng kéo cắt bỏ quần áo chứ không cởi bỏ như bình thường để tránh tình trạng chà xát lên vùng da bị bỏng khiến tổn thương sâu hơn; Dùng nước sạch, xối rửa liên tục vết bỏng trên người khoảng 20 phút, sau đó lấy băng gạc hoặc vải mỏng che phủ vết thương để chống phù nề và thấm hút dịch rồi chuyển người bị nạn đến bệnh viện.

Nạn nhân bị bỏng lửa xăng nói riêng và các tai nạn bỏng khác, việc sơ cứu tuyệt đối không được sử dụng kem đánh răng, nước mắm, lá cây,… để đắp lên vết bỏng. Việc sơ cứu sai cách nói trên sẽ khiến bệnh nhân phải đối mặt với nhiễm trùng, nhiễm độc dẫn tới nhiễm trùng huyết gây khó khăn cho điều trị.

Theo Vân Sơn (Dantri)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin