Kem chống nắng có thể bảo vệ bạn khỏi tác hại do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời
Tự làm kem chống nắng tự nhiên an toàn tại nhà, da dầu cũng dùng được
Da dầu dễ nổi mụn chọn kem chống nắng nào cho phù hợp?
Kem chống nắng có thành phần vỏ hạt điều an toàn, hiệu quả không?
Những điều ngạc nhiên về sự hình thành và phát triển của kem chống nắng
Trong hướng dẫn về việc sử dụng kem chống nắng hàng năm lần thứ 14, Nhóm Công tác Môi trường (Enviromental Working Group/EWG) của Mỹ đã đưa ra 6 lời khuyên dưới đây nhằm giúp bạn sử dụng kem chống nắng bảo vệ da hiệu quả hơn:
Bạn nên chú ý tới cả các loại kem chống nắng bảo vệ da khỏi tia UVA
Các loại kem chống nắng tốt sẽ có khả năng chống lại cả tia UVA và UVB trong ánh nắng mặt trời. Cả hai loại tia UV đều có thể gây hại cho da, nhưng tia UVA có thể xâm nhập sâu hơn vào lớp hạ bì, gây tổn thương da bằng cách phá hủy collagen trong da. Do đó, việc chống lại cả hai loại tia UV là điều quan trọng để bảo vệ da tốt hơn.
Tuy nhiên, theo EWG, chỉ số SPF lại chỉ thể hiện khả năng chống nắng, bảo vệ làn da chống lại tia UVB. Do đó, khi chọn mua kem chống nắng, bạn không nên chỉ quan tâm tới chỉ số SPF của sản phẩm mà hãy tìm hiểu xem chúng có bảo vệ da khỏi tia UVA hay không.
Lưu ý, với các sản phẩm kem chống nắng từ Mỹ, chỉ số SPF không nhất thiết phải liên quan tới khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA. Các sản phẩm kem chống nắng của châu Âu thường có tiêu chuẩn khắt khe hơn, yêu cầu khả năng chống lại tia UVB phải tỷ lệ thuận với khả năng chống lại tia UVA.
Tia UVA có thể xâm nhập sâu hơn vào lớp hạ bì, gây tổn thương da
Tránh các loại kem chống nắng có chứa oxybenzone
Theo báo cáo năm 2019 của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), chỉ có 2 thành phần được coi là an toàn trong các loại kem chống nắng. Đó là kẽm oxide và titanium dioxide. Các thành phần khác trong kem chống nắng đều cần phải nghiên cứu thêm, bao gồm cả oxybenzone.
Oxybenzone là một chất có khả năng gây rối loạn nội tiết, có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng tới khả sinh sản. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, oxybenzone có thể được hấp thụ qua da với hàm lượng lớn. Thậm chí, các nhà khoa học còn phát hiện thành phần này trong cả sữa mẹ, nước tiểu và máu.
Theo báo cáo của EWG, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương bởi thành phần này. Theo đó, trẻ em có thể hấp thụ nhiều oxybenzone hơn. Thành phần này cũng có khả năng tích lũy cao hơn trong cơ thể trẻ nhỏ.
Bạn không nên dùng các loại kem chống nắng có chứa oxybenzone
Cảnh giác hơn với chỉ số SPF
Nếu đang phân vân giữa hai sản phẩm kem chống nắng, một loại có chỉ số SPF 100 và một loại có chỉ số SPF 50, bạn sẽ chọn sản phẩm nào? Liệu sản phẩm với chỉ số SPF 100 có thể bảo vệ da hiệu quả gấp đôi? Điều này không hoàn toàn đúng. Trên thực tế, FDA chỉ ra rằng cách biệt giữa khả năng bảo vệ da của hai sản phẩm trên là không đáng kể.
Các loại kem chống nắng với chỉ số SPF cao hơn có thể mang lại cho người tiêu dùng cảm giác an toàn hơn. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra vấn đề khi bạn quá tin tưởng vào khả năng chống nắng của các sản phẩm với chỉ số SPF cao mà quên đi việc cần phải thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ.
Nhiều chuyên gia giải thích, chỉ số SPF cao hơn không đồng nghĩa với việc sản phẩm bảo vệ da tốt hơn khỏi nguy cơ cháy nắng, ung thư da… Do, đó, bạn vẫn cần thoa lại kem chống nắng thường xuyên, bất kể giá trị SPF của sản phẩm là bao nhiêu.
Cẩn thận với kem chống nắng dạng xịt hoặc dạng bột
Các sản phẩm kem chống nắng dạng xịt có thể dễ sử dụng, tiện lợi hơn cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các loại kem chống nắng dạng xịt hoặc dạng bột lại có nguy cơ tiềm ẩn khi bạn dễ hít phải chúng. Đặc biệt, các hạt nano có thể gây ra nhiều tác hại khi đi vào phổi.
Chưa kể, việc dùng các sản phẩm kem chống nắng dạng xịt hoặc bột khiến bạn khó lấy đủ lượng kem chống nắng cần thiết để đảm bảo khả năng bảo vệ da khỏi tia UV.
Các chuyên gia cho biết, bạn sẽ cần dùng khoảng 30ml kem chống nắng để bảo vệ da hiệu quả. Tuy nhiên, các sản phẩm kem chống nắng dạng xịt hoặc bột khá khó định lượng, khiến bạn khó lấy đủ lượng cần thiết để bao phủ toàn bộ bề mặt da.
Cẩn thận khi dùng kem chống nắng có chứa các chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa có nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên cảnh giác khi các chất chống oxy hóa (như vitamin C, vitamin E, các chiết xuất thực vật…) được thêm vào kem chống nắng.
Trên thực tế, tình trạng viêm, ửng đỏ da là dấu hiệu cảnh báo bạn đang tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, các chất chống oxy hóa có thể giảm viêm trong cơ thể, khiến bạn không bị ửng đỏ da và không nhận ra mình đang bị cháy nắng.
Để khắc phục vấn đề này, bạn cần nhớ thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ, kể cả khi không thấy da bị ửng đỏ, cháy nắng.
Tránh sử dụng kem chống nắng có vitamin A
Vitamin A có thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Do đó, bạn nên tránh dùng các loại kem chống nắng có chứa vitamin A hay retinol (vitamin A1, một dẫn xuất của vitamin A).
Bình luận của bạn