Giải thoát là gì và làm sao đạt được?

Giải thoát là sự thoát khỏi các trói buộc của cuộc sống đời thường (ảnh minh họa)

8 lợi ích của men vi sinh chưa chắc bạn đã biết

Bạn có biết những cách này để giảm nóng trong người mùa hè?

8 động tác yoga giúp giảm đau lưng hiệu quả

Tử vi thứ Hai (25/5/2020): Song Ngư sẽ rất thích thú với các hoạt động ngoài trời

Ngạn ngữ có câu: “Gieo suy nghĩ gặt hành động. Gieo hành động gặt thói quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận”.
Đức Phật dạy: "Kẻ thù hại kẻ thù chưa sợ, oan gia với oan gia chưa sợ mà chính Tâm Tà Kiến mới là điều đáng sợ nhất".
Tâm thì dựa theo Lục căn để nhận biết Lục trần và phân biệt thành Lục thức mà Ngũ uẩn thì biến chuyển rất nhanh, cho nên Tâm của con người cũng phải chạy theo. Ta bắt đầu làm quen với các khái niệm: lục căn, lục trần, lục thức và ngũ uẩn!
Lục căn thì gồm có: 
- Nhãn là mắt, dùng để nhìn. 
- Nhĩ là tai, dùng để nghe. 
- Tỷ là mũi, dùng để ngửi. 
- Thiệt là lưỡi, dùng để nếm. 
- Thân là da bọc thân người, dùng để nhận biết những cảm giác như nóng, lạnh.
- Ý là tư tưởng, dùng để phân biệt. 
Trần ở đây cũng còn có nghĩa là phần vật chất, hay những cảnh vật chung quanh con người. Chúng ta gom lại được 6 trần nên gọi là lục trần dưới đây: 
- Sắc là màu sắc, hình dáng. 
- Thanh là âm thanh phát ra. 
- Hương là mùi. 
- Vị là chất vị do lưỡi nếm được. 
- Xúc là cảm giác như cứng, mềm, nóng, lạnh. 
- Pháp là những hình ảnh, màu sắc, hương vị được lưu lại từ 5 trần ở trên. 
Khi Lục căn (six sense organs) tiếp xúc với Lục trần (six sense objects), có nghĩa là: mắt thấy được hình ảnh nào, mũi ngửi được mùi thơm nào đó, lưỡi nếm được chất chua, cay hay ngọt, tai nghe được điệu nhạc êm đềm, thân thì cảm thấy đau đớn, hay lạnh lẽo, còn ý thì bắt đầu suy nghĩ, thì ký ức của chúng ta phát sinh ra sự phân biệt. Và chính sự phân biệt, hiểu biết và phán đoán này được gọi là thức. Cũng như Lục căn, thức cũng có 6 thức nên thường được gọi là Lục thức (six sense of consciousness). Do đó Lục thức gồm có: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức.
Niết bàn là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời.
Ngũ uẩn thì có sắc uẩn thuộc về phần thân xác và thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn thì thuộc về phần tâm thức. Ý nghĩa của ngũ uẩn gồm: 
- Sắc là thân xác của con người. 
- Thọ là những cảm giác vui khổ của thân và tâm. 
- Tưởng là nhớ lại những hình ảnh vui khổ của thân và tâm. 
- Hành là những sự biến chuyển thay đổi của tâm niệm. 
- Thức là sự hiểu biết phân biệt để tạo thành cái biết ở trong tâm.  
Ý niệm đua nhau sinh khởi trong tâm thức của con người. Ý niệm sau thay thế ý niệm trước vì thế mà vọng tưởng không bao giờ dừng lại. Vọng tưởng còn thì chân tâm biến mất. Bởi vì vọng tưởng và phiền não biến tâm của chúng ta thành mê muội, mà mê muội là cội nguồn của tham, sân, si.
Chính tham, sân, si là đại lộ kinh hoàng để đưa chúng ta vào đường ác nghiệp và làm cho chúng ta mãi mãi trầm luân trong lục đạo luân hồi. Tệ hại hơn nữa, một khi tham, sân, si phát khởi, thì dâm, sát, đạo, vọng sẽ phát sinh. 
Nhà Phật có câu “Nhất thiết do tâm tạo” và “Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức”. Tâm nghĩ tới nhân, nhân sẽ đến; tâm nghĩ tới nghĩa, nghĩa sẽ đến; tâm nghĩ đến thiện, thiện sẽ đến; chỉ cần tâm nghĩ tới thì mọi sự sẽ vì cảm động mà đến, đó là sự báo đáp của trời đất, quỷ thần cũng vì thế mà động tâm. 
Phật dạy rằng: “Khi thấy, nghe, hay, biết, mà khởi vọng niệm phân biệt thành vọng tưởng, đó là gốc vô minh. Còn khi thấy, nghe, hay, biết mà không khởi vọng niệm phân biệt, đó là Niết bàn”. 
Niết bàn là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời.
Vậy mới có thơ rằng:
Giải thoát là khi thoát thói đời
Truyền cho giác ngộ thật nhiều người
Kiên trì sám hối điều lầm lỗi
Bền bỉ vị tha chuyện tức cười
Chiến thắng bản thân chờ phúc Phật
Vượt qua tự tính đón ơn trời 
Tham sân si có mà buông bỏ
Ánh sáng niết bàn chiếu tới nơi.
Chí Thiện H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết