Hẹp bao quy đầu ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của nam giới
Cắt bao quy đầu giúp phòng lây nhiễm HIV
Ai nên cắt bao quy đầu ngừa ung thư?
Hẹp bao quy đầu ở trẻ: Phát hiện sớm, xử lý nhanh
Đã vợ con rồi có cần cắt bao quy đầu?
Trả lời:
Giáo sư Trần Quán Anh - Chủ tịch Hội Y học Giới tính Việt Nam:
Chào cháu! Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường và không có gì đáng lo ngại. Theo quá trình phát triển của cơ thể bao quy đầu sẽ tự tuột. Tuy nhiên, một số trường hợp bao quy đầu không thể tự tuột ra, khi đó ta gọi là hẹp bao quy đầu bệnh lý. Cháu 20 tuổi và bị hẹp bao quy đầu, đây là hẹp bao quy đầu bệnh lý. Hẹp bao quy đầu ở lứa tuổi của cháu thì cần điều trị, tuy nhiên điều trị phẫu thuật hay không phẫu thuật thì cần cân nhắc phụ thuộc vào mức độ và đặc điểm bệnh lý. Hẹp bao quy đầu ở người lớn nếu không có vấn đề nghiêm trọng thì có thể sử dụng những phương pháp không phẫu thuật, bao gồm:
- Dùng kem steroid (0,1 % betamethasone) bôi trong 4 - 6 tuần. Phương pháp này dễ sử dụng, giá thành rẻ, ít rủi ro, hiệu quả cao so với phẫu thuật.
- Nong da quy đầu bằng tay hoặc dụng cụ khác: Ban đầu bác sỹ sẽ thực hiện nhưng sau đó bản thân cháu có thể thực hiện. Phương pháp này có ưu điểm là nhẹ nhàng, không gây sang chấn nhưng nong không đúng cách có thể làm chảy máu và gây xơ dính về sau.
Nếu bôi thuốc không hiệu quả và bao quy đầu vẫn còn hẹp, da quy đầu căng phồng khi đi tiểu hoặc thường xuyên bị viêm bao quy đầu, nhiễm trùng tiểu thì nên cắt da quy đầu. Cắt da quy đầu có thể giúp ngăn ngừa ung thư dương vật, nhiễm trùng tiết niệu, những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Không nên cắt da quy đầu trong những trường hợp lỗ tiểu đóng thấp, dị dạng dương vật như cong dương vật, vùi dương vật, dương vật nhỏ vì cần da quy đầu để sửa lại những dị dạng này. Cháu nên khám bác sỹ để được tư vấn điều trị cụ thể.
Chúc cháu sức khỏe!
Bình luận của bạn