Phụ nữ nên đi khám phụ khoa thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình
Khi nào phụ nữ cần đi khám phụ khoa? (P.1)
Khám phụ khoa phải khám những gì?
Chuyện bi hài của nam bác sĩ khám... phụ khoa
4 hiểu lầm về khám phụ khoa
5. Kinh nguyệt quá nhiều
Không được bỏ qua các trường hợp đột nhiên bị xuất huyết bất thường và kinh nguyệt nhiều. Chảy máu kinh nguyệt được coi là nặng khi phụ nữ phải thay băng vệ sinh liên tục (2 giờ/lần).
Một số nguyên nhân khiến tình trạng chảy máu kinh nguyệt có thể trở nên nặng hơn là do mất cân bằng nội tiết tố, u xơ tử cung, polyp, bệnh cơ tuyến tử cung (adenomyosis), viêm vùng chậu, viêm màng dạ con, bệnh tuyến giáp, bệnh gan hoặc bệnh thận. Mất máu quá thường xuyên có thể dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, khó thở và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Khi gặp phải tình trạng này, cần thực hiện theo lời khuyên của bác sỹ phụ khoa. Nếu thích hợp, bạn có thể dùng thử mật đường blackstrap giúp điều chỉnh lượng máu mất khi hành kinh. Đơn giản chỉ cần thêm một muỗng cà phê mật đường blackstrap vào một cốc nước ấm hoặc sữa và uống mỗi ngày một lần.
6. Mùi âm đạo
Âm đạo có mùi hôi, tanh nồng là một vấn đề rất phổ biến nhắc nhở một người phụ nữ cần đến gặp bác sỹ phụ khoa của mình. Tình trạng này có thể là do sự phát triển của vi khuẩn, nhiễm nấm men, vệ sinh kém, thay đổi nội tiết tố và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu là do bị nhiễm trùng, bạn cũng có thể gặp thêm các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa, rát và khó chịu ở vùng âm đạo.
Âm đạo có mùi có thể được điều trị khi đã được chẩn đoán bởi bác sỹ phụ khoa. Trong khi chờ đợi, bạn có thể ăn thêm sữa chua để giúp chống lại nhiễm trùng và khôi phục lại sự cân bằng độ pH trong âm đạo.
7. Đổ mồ hôi quá mức
Phụ nữ ở độ tuổi 40 trở lên thường hay ra mồ hôi quá nhiều kể cả khi đang thức hay ngủ cần đi khám phụ khoa. Ra mồ hôi quá mức cũng như luôn cảm thấy nóng trong người có thể là một dấu hiệu của tiền mãn kinh, giai đoạn khi một người phụ nữ tiến gần hơn tới thời kỳ mãn kinh. Các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm khác có thể là kinh nguyệt không đều, khô âm đạo, thay đổi tâm trạng và rối loạn giấc ngủ.
Ngoài ra, bạn có thể thử giấm rượu táo như một cách lành mạnh để đánh bại tình trạng ra mồ hôi quá nhiều. Trộn 1 - 2 muỗng canh giấm rượu táo không lọc và một ít mật ong trong một ly nước. Uống mỗi ngày hai lần để điều chỉnh kích thích tố.
8. U ở ngực
Những cục u xuất hiện bất thường ở ngực hoặc vùng nách có thể là một dấu hiệu của ung thư vú ở phụ nữ. Khối u bất thường cần được kiểm tra kỹ lưỡng bởi bác sỹ phụ khoa, đặc biệt là nếu nó xuất hiện kéo dài trong 3 tuần hoặc hơn nữa.
Theo khuyến cáo, phụ nữ trung niên và lớn tuổi cần phải kiểm tra ngực hàng tháng. Trong khi kiểm tra, cần xem và cảm nhận bất kỳ cục u nào có thể nhìn thấy, chẳng hạn như nó có sưng, đỏ, phát ban và có dịch chảy ra từ núm vú hay không. Ngoài ra, phụ nữ nên làm các xét nghiệm kiểm tra tầm soát ung thư vú ba năm một lần.
Không nên tìm kiếm bác sỹ phụ khoa trong khu vực của bạn để cho tiện, thay vào đó nên chọn người tạo cho bạn cảm giác thoải mái khi nói chuyện về vấn đề của chính bản thân.
Đừng ngại nói về bất kỳ vấn đề nào với bác sỹ phụ khoa, bao gồm thói quen xã hội, hoạt động tình dục hoặc bất kỳ thông tin y tế nào.
Không quan hệ tình dục trong đêm trước ngày hẹn.
Không sử dụng thuốc men hoặc thụt rửa âm đạo 24 giờ trước cuộc hẹn.
Thường xuyên khám phụ khoa là điều nên làm, kể cả khi không có các dấu hiệu kể trên.
Bình luận của bạn