- Chuyên đề:
- Viêm loét dạ dày, tá tràng
Khó tiêu, đau dạ dày, trào ngược acid có thể gây ra do nhiều nguyên nhân.
Bệnh dạ dày lâu năm không rõ nguyên nhân
Giúp mẹ nhận biết đau dạ dày ở trẻ nhỏ
Quy tắc số 4 tránh tình trạng trào ngược acid dạ dày
Cẩn trọng với bùn túi mật - Tiền thân của sỏi mật!
TS. Martin Scurr - Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail trả lời:
Chào bạn!
Tôi hiểu sự lo lắng của bạn. Tuy nhiên, kết quả nội soi (như bạn đã đề cập) cho thấy chúng ta có thể yên tâm hơn phần nào.
Dựa vào những điều bạn mô tả trong thư, cháu không bị mắc tình trạng thoát vị gián đoạn (một phần của dạ dày ép lên thành ngực qua khe hở trong cơ hoành), cũng không bị viêm nhiễm đáng kể trong lớp niêm mạc thực quản (tình trạng gây nên trào ngược acid và gây đau đớn).
Hiện chúng ta cần xác định: Những cơn đau xuất hiện ở đâu và khi nào?
Mọi người thường sử dụng thuật nhữ “khó tiêu” để miêu tả cảm giảm đau dâng lên trong dạ dày. Nếu những cơn đau bụng (có thể lây lan sang bả vai) xảy ra trong khi ăn, có một khả năng nhỏ tình trạng này gây ra do bệnh sỏi mật.
Trào ngược dịch mật cũng có thể gây ra các cơn đau sau xương ức và cổ họng.
Thứ hai, tôi phải đề cập đến chứng trào ngược dịch mật. Bệnh này là nguyên nhân gây các cơn đau sau xương ức, đôi khi gây đau cả ở cổ họng. Mật là một chất lỏng có tính kiềm, được sản xuất trong gan và đưa vào ruột non để tiêu hóa các chất béo. Ở một số bệnh nhân, mật có thể chảy sai hướng vào thực quản, gây đau đớn.
Thuốc làm hạ acid như Nexium sẽ không giúp đỡ trong tình trạng này, tương tự như vậy với thuốc Gaviscon (thuốc giúp trung hòa acid dạ dày).
Trào ngược dịch mật thường là một tình trạng không liên tục và không có loại thuốc cụ thể điều trị căn bệnh này. Quan sát trực tiếp trong quá trình nội soi là cách duy nhất để phát hiện chứng trào ngược dịch mật.
Cuối cùng, đây là một chủ đề nhạy cảm nhưng những triệu chứng con gái bạn đang trải qua cũng có thể là một biểu hiện của chứng rối loạn ăn uống. Các cơn đau có thể là một lý do để cháu tránh phải ăn uống. Bạn nên chú ý xem liệu cháu có giảm cân kể từ khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện? Chu kỳ kinh nguyệt của cháu có ngừng hay trở nên không thường xuyên không?
Bạn nên tham khảo ý kiến của một bác sỹ hay chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thêm về tình trạng của con gái bạn.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn