- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Bùn túi mật nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nên sỏi mật
Sỏi bùn túi mật sau sinh, làm sao để hết?
Sỏi bùn túi mật có cần phẫu thuật không?
4 lời khuyên đơn giản về ăn uống cho túi mật khỏe mạnh
Các triệu chứng của bệnh túi mật: Đừng xem nhẹ mà nguy!
Bùn túi mật là gì?
Bùn túi mật, còn được gọi là bùn mật, là một hỗn dịch bao gồm các hạt calci bilirubinate, các tinh thể cholesterol và chất nhầy, có thể hình thành nên các viên sỏi cholesterol. Trong đa số trường hợp, bùn mật không tạo thành sỏi mật và có thể dễ dàng được hòa tan trong túi mật.
Bùn túi mật không phải là một vấn đề trừ khi nó hiện diện trong một thời gian dài. Nếu bùn mật nhiều và không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ra sỏi mật.
Bùn túi mật tích tụ trong thời gian dài có thể gây nên sỏi mật
Nguyên nhân và triệu chứng của bùn túi mật
Mật liên tục được tập trung trong túi mật. Khi dịch mật được cô đặc, các hạt calci bilirubinate và các tinh thể cholesterol vẫn còn lắng lại. Chất nhầy từ màng túi mật sau đó hòa trộn với các hạt tinh thể này, tạo thành bùn mật.
Bùn túi mật thường không có triệu chứng, ở một vài thời điểm bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu như đầy hơi, trướng bụng, ăn lâu tiêu, chán ăn, buồn nôn thoáng qua nhưng không rõ ràng. Chỉ khi các viên sỏi cholesterol đã được hình thành, người bệnh mới trải qua các triệu chứng cấp tính liên quan tới sỏi mật. Đôi khi, bùn mật có thể dẫn đến viêm túi mật ngay cả khi người bệnh không bị sỏi mật.
Bùn túi mật có thể gây viêm túi mật, gây đau đớn cho người bệnh
Những yếu tố nguy cơ gây bùn túi mật
Phụ nữ có nguy cơ mắc bùn túi mật cao hơn nam giới. Bùn túi mật thường xuất hiện ở những phụ nữ mang thai, cũng như phổ biến ở những người có chế độ ăn uống giàu chất béo.
Các yếu tố nguy cơ khác có thể gây nên bùn túi mật bao gồm bệnh đái tháo đường, giảm cân bất thường ở những người thừa cân, và những người đã trải qua cấy ghép nội tạng.
Sỏi mật và bùn trong túi mật
Đa số chúng ta rất có thể đang sống chung với bùn túi mật vì tình trạng này thường không có bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào. Các lớp bùn mật lắng đọng trong túi mật qua thời gian dài sẽ hình thành sỏi mật, gây ra sự viêm nhiễm, đau đớn cho người bệnh.
Nếu các viên sỏi đủ nhỏ, chúng có thể dễ dàng di chuyển trong cơ thể, có thể (hoặc không) đi kèm với các triệu chứng cụ thể.
Cách duy nhất để biết chắc chắn bạn đang bị bùn túi mật là siêu âm hoặc chụp X-quang. Trong nhiều trường hợp, các bác sỹ sẽ không yêu cầu bạn phải điều trị bùn mật nhưng họ sẽ thông báo cho bạn về những nguy cơ có thể phát triển sỏi mật trong tương lai.
Các biện pháp điều trị bùn túi mật
Bùn mật bình thường không cần điều trị, trừ khi nó có nguy cơ gây ra sỏi mật. Điều trị sỏi mật bao gồm sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu, tán sỏi và phẫu thuật lấy sỏi.
Để ngăn ngừa bùn túi mật, bạn nên tránh việc giảm cân nhanh chóng, tránh các chế độ ăn kiêng cấp tốc, và nên có chế độ ăn nhiều chất xơ.
Vi Bùi H+ (Theo Belmarrahealth)
Bên cạnh một chế độ ăn ít chất béo, kiểm soát cân nặng và hàm lượng cholesterol, nhiều nghiên cứu thấy rằng, sử dụng các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên trong bài thuốc gồm 8 vị thảo dược là: Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Chỉ xác sẽ giúp tăng cường chức năng túi mật, hỗ trợ những người bị sỏi mật và bùn túi mật.
Bình luận của bạn