Giúp mẹ nhận biết đau dạ dày ở trẻ nhỏ

Một nguyên nhân thường gặp nhất gây nên đau dạ dày ở trẻ là do việc học hành quá tải, lo lắng quá nhiều dẫn đến bị stress

Đau dạ dày vì ăn uống thiếu khoa học

Mẹo hay giảm đau dạ dày tại gia

Những điều nên và không nên làm khi bị đau dạ dày

Gạo nếp có thực chữa được đau dạ dày?

Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng - Bệnh viên Bạch Mai, tình trạng trẻ em mắc bệnh viêm loét dạ dày đang có xu hướng gia tăng. Thậm chí có trường hợp trẻ mới 10 tuổi phải cấp cứu vì viêm loét dạ dày, tá tràng gây chảy máu đường tiêu hoá.

Để giúp bé tạm biệt những cơn đau dạ dày khó chịu cha mẹ cần hết sức chú ý những biểu hiện dưới đây ở trẻ đế phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Nguyên nhân khiến bé bị đau dạ dày

-  Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến bệnh đau dạ dày ở trẻ em là do trẻ học hành quá tải, lo lắng quá nhiều dẫn đến bị stress.
-  Trẻ bị ba mẹ ép ăn quá nhiều, không kịp tiêu hóa.
-  Loét dạ dày ở trẻ cũng có thể do thuốc, gây tổn thương ở dạ dày nhiều hơn.

Lời khuyên của các chuyên gia là các phụ huynh không nên tạo áp lực cho trẻ trong việc ăn và học. Cụ thể là không nên ép trẻ em học thêm quá nhiều. Nên dành nhiều thời gian hơn để trẻ được vui chơi ở ngoài trời hơn là chỉ học tập và vui chơi trong nhà. ThS.BS Lê Thị Hải - Nguyên Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng cho rằng, ép con ăn nhiều là một trong những sai lầm của cha mẹ rất hay gặp phải khiến trẻ ngày càng biếng ăn. Chính vì cha mẹ ép quá nên trẻ sợ ăn, càng ép trẻ càng không ăn, thậm chí nôn trớ, khóc thét… Điều này cũng làm cho dạ dày không thể tiêu hóa kịp, cũng có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày ở trẻ.

Những biểu hiện của bệnh đau dạ dày ở trẻ

Một trong những biểu hiện của đau dạ dày ở trẻ là đau bụng vùng thượng vi (trên rốn)

Đau bụng: Đây là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ. Đau bụng ở trẻ cũng thường không giống người lớn. Ở trẻ lớn, đau bụng vùng thượng vị thường giống như người lớn, đau lâm râm, âm ỉ, đôi khi có cảm giác bỏng rát ở thượng vị (trên rốn). Một số ít có cả cơn đau về đêm. Mỗi cơn đau có thể kéo dài vài chục phút đến hàng giờ. Mỗi đợt đau có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng.

Nôn: Nôn và buồn nôn hoặc chán ăn là những triệu chứng rất ít gặp ở trẻ lớn nhưng ở trẻ nhỏ có thể gặp nôn tái đi tái lại, kèm theo chậm lớn, mệt mỏi, xanh xao và có thể xuất huyết tiêu hóa.

Thiếu máu: Nguyên nhân thường do xuất huyết đường tiêu hóa kéo dài nhiều ngày hoặc xuất huyết ồ ạt do vết loét ăn mòn vào trong niêm mạc và dưới niêm mạc. Điều này làm tổn thương mạch máu dẫn tới thiếu máu cấp tính và nặng. Đây cũng có thể là những lý do đầu tiên khiến trẻ nhập viện.

Cách giúp bé hạ cơn đau ngay tại nhà

- Chườm ấm lên bụng của bé sẽ giảm cơn đau và cảm thấy thoải mái hơn

- Massage cho bé theo chiều kim đồng hồ để giảm những cơn đau

- Cho bé uống gừng và mật ong để giảm cơn đau: Bạn có thể pha 1/4 muỗng cà phê nước gừng tươi cùng với 1/2 muỗng cà phê mật ong và cho trẻ uống 2 lần/ngày để giúp giảm bớt các vấn đề tiêu hóa. Lưu ý không sử dụng cách này cho trẻ dưới 2 tuổi.

-  Cho bé uống đủ nước.

Hiệp Nguyễn H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ