5 'lỗi' của cha mẹ khi đưa con đi tiêm chủng

Trẻ đang bị bệnh không tiêm ngừa được chưa hẳn đúng

Một số quan điểm đúng sai về tiêm chủng

Chỉ hơn 50% trẻ được tiêm vaccine viêm gan B ngay sau sinh

Để bé không đau, sốt khi tiêm phòng

11 tháng tuổi có tiêm vaccine thủy đậu được không?

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM tư vấn muốn con trẻ khỏe mạnh, tránh được dịch bệnh từ những liều thuốc tiêm chủng, phụ huynh cần tránh mắc phải 5 sai lầm dưới đây.

1. Quan niệm khi trẻ đang uống thuốc kháng sinh không tiêm ngừa được là sai. Kháng sinh không ảnh hưởng tới bất kỳ vaccine nào. Chỉ 1,2 trường hợp ngoại lệ hiếm hoi sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ khi khám cụ thể cho trẻ nhỏ.

2. Trẻ đang bị bệnh không tiêm ngừa được là không đúng lắm. Với trẻ bị bệnh nhẹ như cảm ho sổ mũi, viêm tai giữa, tiêu chảy nhẹ không sốt hoặc chỉ ấm đầu vẫn có thể chích ngừa được. Trẻ em có bệnh mạn tính (gan, phổi, thận, tim…) lại rất cần được tiêm ngừa.

3. Trẻ mới khỏi bệnh không tiêm ngừa được là sai. Giai đoạn bệnh phục hồi bệnh không ảnh hưởng tới tác dụng của vaccine .

4. Trẻ sinh non hoặc nhẹ ký không tiêm ngừa được là sai. Lịch chích ngừa là theo tuổi, không theo cân nặng. Trẻ sơ sinh dưới 2 kg khi cần vẫn chích viêm gan B như bình thường nhưng hiệu quả có kém hơn. Trẻ suy dinh dưỡng lại cần được tiêm ngừa hơn nữa.

5. Khi trẻ dị ứng không tiêm ngừa được là không đúng lắm. Trẻ bị phản ứng nặng với các thành phần của vaccine  thì không tiêm được. Nếu chỉ bị dị ứng nhẹ hoặc dị ứng với các thứ không có trong vaccine  thì vẫn tiêm được.

Trong một số trường hợp cụ thể như cho trẻ tiêm vaccine  phòng bệnh lao sau sinh vết tiêm có mưng mủ, bị vỡ và thành sẹo bình thường nhưng đến khi trẻ được 3 tháng 5 ngày thì phát hiện có một hạch ở cổ. Đi siêu âm và khám thì nhận được kết quả hạch do biến chứng tiêm phòng lao là sai. Bởi hạch tiêm phòng lao thường là ở nách, gia đình cần cho trẻ đi khám lại cẩn thận để điều trị sớm.

Nhiều bà mẹ có chung câu hỏi tiêm hai loại vaccine  cùng một lúc cho trẻ có được không. Chẳng hạn như vaccine cúm và sởi hoặc chích synflorix và cúm chung một lần thì vẫn được nhưng trẻ sẽ bị đau nhiều hơn.

Với những bé đang tiêm chủng mũi dịch vụ 5 trong 1 mà phải dừng lại do hết thuốc thì trong thời gian chờ đợi nên cho trẻ chích các mũi khác nhưng không được chờ mũi 5 trong 1 quá lâu sẽ mất hiệu quả của vaccine.

Thời điểm hiện tại, nếu trẻ đã được 9 tháng tuổi nhiều vị phụ huynh băn khoăn không biết tiêm vaccine cúm hay sởi trước. Câu trả lời là nên chích sởi sớm, cúm để đầu tháng 10 sẽ tốt hơn.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ