Quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá làm gia tăng mức tiêu thụ
Giải pháp tự nhiên giúp bỏ thuốc lá
Bị phạt 4 triệu đồng vì hút thuốc lá trên máy bay
Không bao giờ quá muộn để bỏ thuốc lá
Thuốc lá điện tử gây khó cai thuốc
Kết quả nghiên cứu do Đại học Y tế Công cộng thực hiện vào tháng 5/2014 được công bố ngày 5/5 tại Hà Nội. 6 tỉnh thành tham gia nghiên cứu gồm: Thái Bình, Hải Dương, Khánh Hòa, Bình Định, Đồng Tháp và Bạc Liêu.
Hút một điếu thuốc đồng nghĩa hút 7.000 chất độc vào cơ thể. Ảnh: Geh. |
Thạc sỹ Trần Khánh Long - Đại học Y tế Công cộng cho biết, nghiên cứu trên cho thấy, tỷ lệ vi phạm ít nhất một trong các tiêu chí quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá còn tương đối cao - hơn 92%. Trong đó vi phạm chủ yếu là trưng bày quá một bao/tút của một nhãn hiệu thuốc lá - so với thời điểm năm 2011 giảm nhẹ. Tỷ lệ vi phạm cao nhất là Bình Định 95%, sau đó là Hải Dương gần 91%.
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về kiểm soát thuốc lá cho rằng việc trưng bày thuốc lá tại điểm bán cũng là một hình thức quảng cáo. Việt Nam vẫn cho phép trưng bày không quá một bao/tút của một nhãn hiệu thuốc lá.
Thạc sỹ Lê Thị Thanh Hương - Phó trưởng khoa Sức khỏe môi trường và nghề nghiệp, Đại học Y tế Công cộng (Hà Nội) nhấn mạnh: “Các công ty thuốc lá khai thác triệt để quy định này, với hình thức quảng cáo tinh vi hơn. Trước họ đưa bao thuốc vào tút bằng bìa carton thì nay họ cho vào giấy bóng kín hay trưng bày các hộp thuốc lá phát sáng khá bắt mắt…”.
Về việc treo biển có dòng chữ "Cấm bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi", luật chưa có quy định cụ thể về kích thước, vị trí, cỡ chữ. Vì thế, tại tất cả cửa hàng bán, kinh doanh thuốc lá đều có các biển này, nhưng kích thước rất nhỏ, dán ở chỗ khó quan sát, dán biển tạm bợ.
Thừa nhận thực trạng nêu trên trong lĩnh vực quảng cáo khuyến mại thuốc lá, ông Lê Thanh Liêm - Vụ phó Pháp chế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nói: "Lực lượng xử phạt thời gian qua rất kém, bao nhiêu năm qua đã xử phạt được trường hợp nào đâu. Như quy định xử phạt việc hút thuốc lá nơi công cộng, hầu như không phạt được ai”.
Vì thế, theo ông Liêm cần tăng cường thanh tra, xử lý; Lực lượng quản lý thị trường - đơn vị bám sát các điểm kinh doanh cũng cần phối hợp phát hiện xử lý các vi phạm này.
Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra mỏng, địa bàn rộng; Sự e dè trong việc xử phạt từ phía các bộ thực thi nhiệm vụ; Nhiều kẽ hở trong các văn bản pháp luật và hình thức lách luật của công ty thuốc lá ngày một tinh vi… cũng khiến việc thực thi quy định về cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá còn nhiều khó khăn.
Các nghiên cứu khoa học trên thế giới đều chỉ ra rằng hoạt động quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá làm gia tăng mức tiêu thụ và sử dụng, đặc biệt là lôi kéo thanh niên quen với việc hút thuốc. Tại Anh, nếu không bị tác động của quảng cáo thuốc lá thì người hút thuốc lá có xu hướng bỏ thuốc cao hơn 1,5 lần.
Việt Nam hiện vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc cao nhất trên thế giới, 56%. Theo ước tính, mỗi năm có 40.000 ca tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Con số này gần gấp 4 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ.
Luật phòng chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực từ ngày 1/5/2013, trong đó quy định cấm quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
Bình luận của bạn