80 – 85% ký sinh trùng kháng thuốc sốt rét

PGS.TS Trần Thanh Dương – Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng Trung ương

Nguy cơ "nhập khẩu" sốt rét từ xuất khẩu lao động

Thuốc chống sốt rét kháng thuốc

​Bùng phát dịch sốt rét ở vùng biên giới Quảng Trị

Nỗ lực ngăn chặn sốt rét kháng thuốc

Hiện nay, khoảng 15 triệu người đang phải sống trong các khu vực có bệnh sốt rét, tập trung tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, Gia Lai, Quảng Nam, các tỉnh miền núi phía Bắc: Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La… Đây là những vùng địa hình đồi núi nhiều cây cối, môi trường ẩm thấp, tạo điều kiện thuận lợi để muỗi mang ký sinh trùng sốt rét phát triển. Trong khi đó, điều kiện sinh hoạt của người lao động không đầy đủ, thường ngủ võng, ngủ lều không mắc màn... nên dễ bị muỗi đốt.

Phụ nữ mang thai vẫn được chỉ định dùng thuốc sốt rét nhưng cần phải theo dõi chặt chẽ.

Theo PGS.TS Trần Thanh Dương – Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng Trung ương, chủng P. falciparu chính là chủng sốt rét kháng thuốc, gây sốt rét ác tính và tử vong cao nhất. Xác định sớm sẽ giúp điều trị kịp thời, đúng thuốc, đúng ngày, đủ liều và sử dụng phác đồ chống kháng sẽ tiêu diệt được chủng kháng thuốc này.

Tại những vùng sốt rét còn lưu hành mạnh, người dân cần tăng cường các biện pháp phòng hộ cá nhân như: Mặc quần áo dài; Thoa kem chống muối; Đi ngủ phải mắc màn tẩm hóa chất… để phòng trừ muỗi đốt. Khi bị sốt cao, cần đến ngay các cơ quan y tế và nêu rõ khả năng bị sốt rét để bác sỹ cơ sở khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Đối với những đối tượng lao động tự do tại các khu vực lưu hành sốt rét sẽ rất khó quản lý và kiểm soát, nhưng lại có tỷ lệ mắc sốt rét khá cao (chiếm 80% số ca bị sốt rét). Vì thế, điều quan trọng là cần tuyên truyền để người lao động có thể chủ động các biện pháp bảo vệ cá nhân để phòng ngừa sốt rét.

Ngọc Hoa H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin