- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Làm thế nào để kỷ luật trẻ khi không muốn quát tháo?
Có nên bổ sung viên dầu cá omega-3 cho trẻ nhỏ?
Trẻ em tập yoga có lợi ích gì?
10 dưỡng chất quan trọng mà mọi trẻ nhỏ đều cần
Nuôi thú cưng có an toàn với trẻ nhỏ?
Giáo sư, tiến sỹ Sandy Bailey đồng thời là một chuyên gia về giáo dục trong gia đình, làm việc tại Đại học bang Montana (Mỹ), chia sẻ: Hãy nghĩ kỷ luật như là một hình thức giảng dạy chứ không phải là cách trừng phạt trẻ.
Trẻ cần học cách hòa hợp với người khác và giữ an toàn. Coi trẻ như là học sinh với bao nhiêu háo hức với mọi thứ xung quanh, những bài học về sự chia sẻ, kiên nhẫn, hợp tác và thận trọng sẽ mất vài năm để học hỏi. Là cha mẹ, đồng thời cũng là thầy cô giáo chính của con mình, công việc của bạn là củng cố các bài học với tính kiên định, kiên nhẫn và yêu thương.
Tính nhất quán, kiên định đặc biệt quan trọng với trẻ mới biết đi. Nếu máy tính của mẹ đã bị cấm động vào trong ngày hôm qua thì hôm nay cũng vẫn bị cấm. Bạn đừng lo lắng về việc lặp lại này. Một đứa trẻ có thể cần nghe một điều gì đó hàng trăm lần trước khi chúng ghi nhớ và thực hiện theo.
Kỷ luật trẻ nhưng đừng quát mắng trẻ
Khi bé không làm đúng như lời bạn, bé không cần phải nghe giảng giải. Bạn chỉ cần nói “Không”, có thể kèm theo lời giải thích ngắn gọn như “Con có thể bị thương” hoặc “Đó không phải là đồ chơi”. Sau đó, chuyển sự chú ý của bé đến một hoạt động khác. Trẻ mới biết đi thường chỉ chú ý đến một thứ trong một thời gian ngắn, bởi vậy, bé sẽ rất vui vẻ với những điều khác.
Phương pháp phạt Time-outs (phạt không bạo lực) có thể hữu ích, nhưng ít trẻ hiểu được cho đến khi chúng được ít nhất 3 tuổi. Đối với một đứa trẻ, time-outs thường khó hiểu và gây bực bội. Nếu con của bạn đủ tuổi để hiểu time-outs, hãy áp dụng chúng nhưng hạn chế chỉ cần 3 phút hoặc ít hơn – chỉ cần đủ lâu để con bạn tự kiểm soát được.
Cho bé ngồi vào một chiếc ghế thay vì đưa bé đến phòng của bé – nếu bạn không muốn bé nghĩ rằng về phòng mình là hình phạt. Hãy ngồi lại với bé. Có lẽ bé sẽ bình tĩnh lại nhanh hơn.
Cho dù trẻ có cư xử tồi tệ như thế nào thì cũng không nên đánh con. Tát hay đánh trẻ sẽ khiến trẻ sợ cha mẹ. Mặc dù bạn không bao giờ có ý làm tổn thương con của mình, nhưng bạn sẽ mất kiểm soát khi bạn tức giận. Nếu bạn cảm thấy muốn đánh con, hãy cho mình chút thời gian yên lặng một chút, cho đến khi cảm giác này qua đi.
Kỷ luật trẻ không phải lúc nào cũng là tiêu cực. Hãy khen ngợi bé khi bé làm được việc tốt, như chia sẻ đồ chơi với bạn bè hoặc nhặt rác. Bé sẽ biết rằng bé không cần phải làm việc xấu để thu hút sự chú ý của bạn.
Cuối cùng, bạn hãy tránh để bé bị rơi vào tình huống mà bé không thể giải quyết. Ví dụ như không đi mua sắm lâu khi bé mệt và đói. Không để những thứ bé không được phép chạm vào xung quanh bé. Nếu thế giới xung quanh bé đầy những cám dỗ, bạn sẽ mất cả ngày chỉ để nói “Không”. Hãy cho bé chơi và khám phá thế giới, nhưng đừng để bé gặp rắc rối.
Bình luận của bạn