Xem chân, "bắt" bệnh

Những thay đổi bất thường ở chân cho bạn biết dấu hiệu liên quan đến sức khỏe của bạn

Há miệng ra nào!

Ngủ mà nhúc nhích chân – Dễ là bệnh!

Điều trị chảy máu chân răng như thế nào?

Đảm bảo 100% cơ sở mầm non vệ sinh phòng bệnh tay chân miệng

Suy giãn tĩnh mạch: Nỗi lo của đôi chân

Chân ngắn

Chân ngắn có mối liên quan mật thiết đến bệnh tim. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học và Sức khỏe Cộng đồng Mỹ năm 2001 cho thấy, chân càng ngắn, nguy cơ đối mặt với bệnh tim mạch càng cao. Ngoài ra, người có chân ngắn, cũng có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 cao hơn 20% so với người bình thường.

Chân dài

Dù là nam hay nữ, khi sở hữu một đôi chân dài miên man luôn là điều hấp dẫn và đáng tự hào. Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng, người có đôi chân dài thường có chế độ dinh dưỡng tốt từ nhỏ và rất có thể họ được lớn lên trong một môi trường tốt. Hơn nữa, một người phụ nữ có đôi chân dài thường có xương hông rộng, điều này có tác động tích cực đến khả năng sinh sản.

Chân to

Nếu có đôi chân chắc nịch hoặc dày, hãy lưu ý tới các vấn đề về gan. Phụ nữ có chân to thường có mức độ cao của một số enzyme được coi là những tác nhân dễ gây bệnh gan trong cơ thể.

Chân hay bị chuột rút

Khi đi bộ, leo cầu thang hoặc tập thể dục, nếu bạn thường gặp phải những cơn chuột rút đau đớn ở bắp đùi hoặc bắp chân - đây có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên (PAD), hay xơ cứng động mạch trong hệ tuần hoàn. Các cơn đau có liên quan đến bệnh động mạch ngoại biên thường biến mất khi bạn ngừng tập thể dục. Ngoài ra, tình trạng hay bị chuột rút cũng có thể do thiếu các vi khoáng chất như magne, kẽm, sắt, calci hoặc do hút thuốc, bị các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp, cholesterol cao trong cơ thể…

Nếu có đôi chân chắc nịch hoặc dày, hãy lưu ý tới các vấn đề về gan

Bị tê chân

Bị tê hai chân thường là dấu hiệu rối loạn ngoại vi hệ thần kinh, đa phần nguyên nhân do bệnh đái tháo đường, lạm dụng rượu bia trong thời gian dài… Nếu chỉ bị tê một chân, có thể là dây thần kinh bị ép chặt ở chân, mắt cá và lòng bàn chân do thường xuyên mang giày quá chật. Vì vậy thử đi giày rộng hơn một chút, nếu tình trạng tê chân vẫn không đỡ nên đi khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể.    

Gót chân đau

Gót chân bị đau do dây chằng đỡ bàn chân bị căng, cho dù bạn mang giày quá chật, đi dép xỏ quai hay đi giày đế mềm, đều không làm giảm đau. Đó có thể là dấu hiệu viêm màng gân ở lòng bàn chân. Giảm vận động, mang giày thoải mái và tập luyện duỗi chân hàng ngày là cách giúp gót chân đỡ bị đau.

Vết loét ở chân không lành

Vết loét không lành có thể do bị ung thư da, khối u ác tính có thể đột ngột xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, thậm chí giữa hai ngón chân nên bạn cần kiểm tra da chân định kỳ, nếu có dấu hiệu khác thường cần đi khám bác sỹ chuyên khoa.

Chân luôn lạnh

Chân luôn lạnh biểu hiện tuyến giáp hoạt động giảm, đặc biệt khi bạn trên 40 tuổi. Sự suy giáp không chỉ làm lạnh chân mà còn làm tóc rụng, mệt mỏi, tăng cân và trầm cảm.

Ngón chân bỗng dưng sưng phù

Khớp đau, đỏ, nóng rát, sưng phù thường do bệnh gout, viêm khớp, viêm nhiễm gây ra nên cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và nhanh chóng điều trị.

Da có vảy, ngứa ngáy hoặc bong tróc

Thông thường do bị nhiễm nấm. có thể điều trị bằng cách thoa kem chống nấm, luôn giữ cho chân khô thoáng và mát suốt cả ngày. Nếu không bị nhiễm nấm, có thể do chàm bội nhiễm hoặc vảy nến, cần phải đi khám mới xác định được.

Móng chân vàng

Móng chân thường bị vàng tự nhiên khi lớn tuổi hoặc do thường xuyên sơn móng chân. Tuy nhiên, nếu kèm theo hiện tượng giòn, dễ gãy hoặc dễ bong tróc, đó có thể là dấu hiệu bị viêm nhiễm do nấm.

M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn