Ngay cả khi đi ngủ cũng nên bôi kem chống nắng?
Ngừa ung thư da bằng một tách cà phê mỗi ngày
Thuốc mới “diệt” tận gốc ung thư da
Ngăn ngừa ung thư da, kem chống nắng là chưa đủ
Dùng kem chống nắng: Những sai lầm tai hại
Nghiên cứu của GS Brash và cộng sự cho thấy, khi trời tối, năng lượng mà các tế bào da melanocytes hấp thụ từ ánh sáng mặt trời được chuyển đến các ADN và làm biến dạng ADN.
“Ai cũng biết rằng cần phải bôi kem chống nắng trước khi tiếp xúc với ánh nắng để bảo vệ làn da”, GS Brash cho biết, “tuy nhiên, làn da của bạn cũng cần được bảo vệ trong vài giờ sau đó”.
Tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời có thể làm cùng một mạch phân tử DNA thymine liền kề ngoại quan liên kết hóa trị để tạo thành một cấu trúc dimer cyclobutane (hình tròn). Điều này gây ảnh hưởng đến cấu trúc xoắn kép và chặn chức năng sao chép của ADN, hậu quả là các tế bào bị ung thư.
Melantocytes sản xuất sắc tố melanin, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím. Tuy nhiên, GS Brash và cộng sự cho rằng melanin cũng tham gia vào quá trình phá hủy ADN. Thí nghiệm của họ cho thấy bức xạ tia UV sản sinh ra một loại enzyme trong tế bào, góp phần hình thành hai hóa chất tương tác với nhau. Sự tương tác này kích thích các sắc tố melanin hấp thụ năng lượng từ ánh nắng và chuyển hóa vào ADN, quá trình này xảy ra trong cả ngày và đêm.
“Melanin vừa bảo vệ làn da nhưng chính nó cũng có thể gây bệnh ung thư da”, GS Brash nhấn mạnh.
Nhóm nghiên cứu của GS Brash đang phát triển một loại kem chống nắng dành riêng cho ban đêm, với ý tưởng làm tiêu tan năng lượng hấp thụ từ ánh nắng trước khi chúng kịp đi đến các ADN.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Science.
Bình luận của bạn