Dự kiến, nước Anh sẽ có "em bé ba cha mẹ" đầu tiên vào năm 2016
Quan hệ Mỹ – Cuba được “ươm mầm” bằng… thụ tinh nhân tạo
Anh "bật đèn xanh" cho việc sửa gien trong thụ tinh nhân tạo
Vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ
Người nhờ và người mang thai hộ đều được hưởng bảo hiểm xã hội
Luật được thông qua với 382 phiếu thuận và 128 phiếu chống. Theo đó, các nhà khoa học sẽ sử dụng ADN của ba người - người mẹ, người cha và một phụ nữ hiến tặng để "tạo ra" một em bé nhằm ngăn chặn các bệnh di truyền từ cha, mẹ sang con.
Quả trứng "lai" của hai người phu nữ sẽ được thụ tinh với tinh trùng của người cha và cấy trở lại vào tử cung của người mẹ như một ca thụ tinh nhân tạo bình thường. Kết quả là đứa trẻ sinh ra sẽ có một người bố và hai người mẹ sinh học. Đứa trẻ này sẽ được "hưởng" chưa đầy 1% ADN của người phụ nữ hiến trứng và những ty thể ADN của người này cũng không tác động đến các đặc điểm của đứa bé. Đứa trẻ sinh ra sẽ có khuôn mặt, màu tóc, màu mắt thừa hưởng trực tiếp từ bố mẹ ruột.
Jane Ellison - Bộ trưởng Bộ Y tế Anh, tuyên bố: “Đây là một bước đi quả quyết của Hạ viện. Nó sẽ là "ánh sáng cuối đường hầm" của nhiều gia đình chẳng may có người mắc bệnh di truyền”. Thủ tướng Anh David Cameron đã bỏ phiếu ủng hộ và cho rằng kỹ thuật này không “làm thay Chúa” mà chỉ là tạo cơ hội cho các ông bố bà mẹ có một đứa con khỏe mạnh.
Một đứa trẻ có thể được sinh ra từ một cha, hai mẹ
Tuy nhiên, đạo Luật trên cũng vấp phải sự phản đối của không ít người, họ cho rằng điều này sẽ góp phần tạo ra những “đứa trẻ được thiết kế” trái ngược với các quy luật tự nhiên. Giáo hội Công giáo Roma cũng phản đối đạo Luật này. Giáo hội Anh và xứ Wales tuyên bố rằng: “Bào thai người là một sinh linh mới tiềm ẩn nhiều khả năng và nó phải được tôn trọng và bảo vệ chứ không thể được sử dụng như một thứ có thể bỏ đi”.
Đạo luật này sẽ chính thức được ban hành sau khi được Thượng viện Anh phê chuẩn. Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, nước Anh sẽ có "em bé ba cha mẹ" vào năm 2016.
Bình luận của bạn