Kháng thể mới hứa hẹn điều trị HIV hiệu quả

Kháng thể mới hứa hẹn có khả năng điều trị HIV hiệu quả

Sở Y tế Nghệ An xin lỗi người bị “kết án” oan nhiễm HIV

Tạo ra được kháng thể giúp giảm virus HIV trong máu

“Yêu” bằng miệng liệu có nhiễm HIV?

Trung Quốc: Cậu bé 8 tuổi nhiễm HIV bị cả làng ruồng bỏ

Kháng thể 3BNC117 chống được hơn 80% các chủng HIV

Để có được kết quả trên, các nhà khoa học đã bắt đầu từ việc phát hiện khoảng 10 -  30% số người nhiễm HIV có thể sản xuất kháng thể trung hòa tiêu diệt virus HIV một cách tự nhiên trong thời gian đầu bị lây nhiễm. Sau đó, về lâu dài, các virus có khả năng phát triển, thay đổi hình dạng để bảo vệ mình khỏi bị tiêu diệt bởi các kháng thể trung hòa này.

Marina Caskey - Giáo sư Nghiên cứu Lâm sàng tại phòng thí nghiệm Nussenzweig, môn Nghiên cứu Miễn dịch Phân tử tại Đại học Rockefeller, New York cùng các cộng sự cho biết, họ gọi những kháng thể trung hòa được tìm thấy là 3BNC117. Tiếp đến, họ tìm hiểu cơ chế của 3BNC117 chống lại khả năng lây nhiễm của virus HIV bằng phương pháp phân lập và nhân bản các kháng thể. Cụ thể, họ đã kiểm tra bốn liều khác nhau của kháng thể 3BNC117 trên tổng số 29 người tham gia. Mỗi người được nhận một liều duy nhất các kháng thể và được theo dõi trong 56 ngày tiếp theo.

Trong số những người tham gia, có 17 người nhiễm HIV và 15 người tham gia không sử dụng bất kỳ một loại thuốc kháng virus nào trong thời gian nghiên cứu. Kết quả cho thấy, có 8 người tham gia đã nhận được liều lượng cao nhất các kháng thể - 30mg cho mỗi kg trọng lượng - có số lượng virus HIV trong máu đã giảm từ 8 - 250 lần trong khoảng thời gian 28 ngày.

GS Marina Caskey cho biết: “Các kháng thể này rất mạnh và có khả năng chống lại hơn 80% các chủng HIV". Trong thí nghiệm, 3BNC117 đã chống lại 195 trong số 237 chủng HIV được tìm thấy. GS Marina Caskey chia sẻ, kháng thể 3BNC117 hoạt động bằng cách bảo vệ các tế bào CD4 trong hệ thống miễn dịch khỏi sự tấn công của virus HIV.

Các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực nghiên cứu tìm ra phương pháp điều trị HIV hiệu quả

3BNC117 cần kết hợp với kháng thể hoặc các loại thuốc khác

Theo GS Marina Caskey, một liều 3BNC117 duy nhất đã thành công làm giảm lượng virus tạm thời. Tuy nhiên, kết quả cũng chỉ ra, hai trong số những người tham gia nhận được liều cao nhất kháng thể 3BNC117 có 80% có hiệu quả thấp trong việc tiêu diệt các virus HIV sau 28 ngày điều trị. Mức giảm này có thể là do virus đã tiến hóa để tránh những tác động của kháng thể 3BNC117.

Chính vì vậy, Caskey cho biết, "Nếu chỉ dùng kháng thể 3BNC117 sẽ không đủ để ngăn chặn tải lượng virus trong một thời gian dài vì sức đề kháng của virus sẽ được phát sinh". Do đó, giống như nhiều loại thuốc kháng virus khác, có khả năng 3BNC117 sẽ cần phải được sử dụng kết hợp với nhiều kháng thể hoặc các loại thuốc khác để gia tăng hiệu quả điều trị.

Nhóm nghiên cứu đã phát triển một kháng thể HIV thứ hai và có kế hoạch thử nghiệm nó bao gồm cả hoạt động đơn độc và kết hợp với 3BNC117 trong tương lai. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng làm dấy lên hy vọng phát triển một loại vaccine phòng ngừa HIV nhờ khả năng tự gây dựng hệ miễn dịch cá nhân không bị nhiễm bệnh bằng cách tạo ra các loại kháng thể có thể ngăn ngừa sự lây nhiễm của virus HIV trước khi chúng phá hủy hệ thống miễn dịch.

Đặc biệt, GS Florian Klein, đồng tác giả về nghiên cứu lâm sàng tại phòng thí nghiệm Nussenzweig nói: "Ngược lại với phương pháp điều trị kháng virus thông thường, liệu pháp kháng thể cũng có thể tham gia vào các tế bào miễn dịch của bệnh nhân, có thể giúp trung hòa và tiêu diệt tốt hơn nhiều chủng loại virus khác”.

M.Hiếu H+ (Theo Medicalnew)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin