Viêm não Nhật Bản "vào mùa": Làm gì để phòng tránh?

Tiêm vaccine viêm não Nhật Bản là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất

Hà Nội cảnh báo gia tăng bệnh viêm não Nhật Bản

Trẻ tổn thương não, tử vong vì viêm não Nhật Bản

Mùa hè, cẩn trọng với bệnh viêm não Nhật Bản

Lịch tiêm phòng vaccine viêm não Nhật Bản cho trẻ như thế nào?

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, dấu hiệu mắc bệnh viêm não Nhật Bản bao gồm những triệu chứng như sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kèm đau đầu, buồn nôn và nôn. Sau đó co giật, co cứng, liệt và có rối loạn về tinh thần như vật vã, mê sảng, li bì, lú lẫn, hôn mê. Với trẻ nhỏ, các dấu hiệu không điển hình và khó phát hiện hơn nên cần phải dựa vào một số dấu hiệu quan trọng như sốt, nôn nhiều, thóp phồng, co giật, co cứng, cử động bất thường, li bì hoặc hôn mê.

Viêm não Nhật Bản không lây truyền trực tiếp từ người sang người, hoặc từ động vật sang người mà lây truyền thông qua muỗi đốt. Việc ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi với người bệnh không làm lây bệnh.

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Mỗi người cần tiêm chủng đủ 3 liều cơ bản, gồm:

Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi

Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần

Mũi 3: Sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi qua 15 tuổi.

Người dân cũng cần xây dựng chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy và tiêu diệt muỗi. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu. Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.

Đặc biệt, khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin