Trẻ tổn thương não, tử vong vì viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề.

Ðã ghi nhận 2 ca bệnh nhi mắc viêm não Nhật Bản B

4 bệnh nhi viêm não Nhật Bản đang nguy kịch

Nắng nóng kéo dài, cẩn thận viêm não virus

Mùa hè, cẩn trọng với bệnh viêm não Nhật Bản

Bệnh để lại di chứng nặng nề

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm do virus cấp tính. Virus viêm não Nhật Bản khi xâm nhập vào máu, chúng tấn công vào hệ thần kinh trung ương gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề.

Trẻ bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản sau 4 - 8 ngày ủ bệnh sẽ có các triệu chứng giống cảm cúm, biểu hiện: Sốt nhẹ, sổ mũi, tiêu chảy, run, nhức đầu, nôn mửa... một số trẻ có thể có rối loạn tâm lý. Trẻ em nhiễm virus thường kém ăn. Trong trường hợp nặng, trẻ có thể bị co giật, động kinh, sốt cao 39 - 40 độ C.

Trẻ bị viêm não Nhật Bản không được điều trị có thể bị hôn mê

Bác sỹ Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết: “Virus viêm não Nhật Bản tấn công tới hệ thần kinh trung ương gây sung huyết, phù nề và xuất huyết vi thể ở não. Nó có thể huỷ hoại tế bào thần kinh, thoái hoá tổ chức não, viêm tắc mạch; chủ yếu xảy ra ở vùng chất xám, não giữa và thân não dẫn đến hội chứng não cấp. Sau 2 -3 ngày tới 1 tuần chưa phát hiện ra bệnh, trẻ có thể bị rối loạn ý thức, sốt cao, nôn mửa, cứng gáy, mê sảng, ảo giác, co giật, động kinh, rối loạn nhịp thở, hôn mê, diễn tiến bệnh sẽ ngày càng nặng và có thể dẫn đến tử vong”.

Tỷ lệ tử vong trong bệnh viêm não Nhật Bản từ 0,3 - 60% tuỳ theo thời gian phát hiện bệnh sớm và trình độ kỹ thuật hồi sức cấp cứu chống phù não, suy hô hấp, truỵ tim mạch và chống bội nhiễm.

Làm gì để phòng bệnh viêm não Nhật Bản?

Để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản, các gia đình nên diệt muỗi, ngủ màn, đảm bảo vệ sinh khi ăn uống, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Tiêm vaccine viêm não Nhật Bản là cách phòng ngừa hữu hiệu nhất

Giữ cho trẻ không bị cảm cúm trong giai đoạn chuyển mùa. Khi trẻ mắc bệnh phải chăm sóc kỹ: Giữ ấm, uống nhiều nước, đảm bảo dinh dưỡng, khi trẻ bị tiêu chảy phải cách ly để tránh lây bệnh sang người khác.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm vaccine viêm não Nhật Bản, tránh để dịch lan rộng mới đi tiêm chủng thì hiệu quả tiêm chủng sẽ thấp. Khi phát hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị, cũng như phòng lây nhiễm. Lịch tiêm chủng vaccine viêm não Nhật Bản cho trẻ:

- Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Tiêm 3 liều cơ bản theo lịch tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng.
+ Mũi 1: lúc trẻ đủ 1 tuổi
+ Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần
+ Mũi 3: sau mũi 2 là một năm
+ Sau đó cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
- Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vaccine viêm não Nhật Bản thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản:
+ Mũi 1: Càng sớm càng tốt
+ Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần
+ Mũi 3: Sau mũi 2 là một năm.
+ Sau đó cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Việc triển khai tiêm vaccine viêm não Nhật Bản được triển khai tiêm chủng miễn phí cho các đối tượng là trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi tại tất cả các huyện thuộc 63 tỉnh thành phố. Nếu trẻ ngoài độ tuổi trên, cha mẹ có thể đưa con đi tiêm chủng vaccine viêm não Nhật Bản dịch vụ.

Ngày 7/6, PGS.TS. Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương và bệnh viện của tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện 2 ca mắc viêm não Nhật Bản Bản. So về số mắc viêm não các thể thì số mắc năm 2016 đã giảm 44% so với cùng kỳ năm 2015.Tuy nhiên, ông Phu cho biết thời điểm này đang là mùa dịch viêm não Nhật Bản B hằng năm (mùa dịch sẽ kéo dài đến tháng 8), số mắc còn có thể tăng và đây là thể bệnh viêm não có tỷ lệ tử vong và để lại di chứng nặng rất cao.
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ