Lọc xương cá trước khi nấu để tránh bị hóc xương khi ăn
Cha mẹ lơ là, con hóc xương
Bé 2 tuổi hóc xương trong cháo phải đi cấp cứu
Bé 15 tháng tuổi nguy kịch vì hóc xương cá khi ăn cháo
Mổ nội soi có nguy cơ gây nhiễm khuẩn
Bác sỹ Chuyên khoa Tai Mũi Họng Đoàn Văn Hoàng - Phòng khám quốc tế Victoria Healthcare:
Chào bạn! Hóc xương cá thường khiến bạn cảm thấy đau tại vị trí xương đang nằm. Nếu xương cá không trôi xuống được hoặc vết thương nghiêm trọng thì có thể dẫn đến biến chứng như trầy xước, rách niêm mạc thực quản, viêm niêm mạc thực quản, áp xe. Trong trường hợp của bạn may mắn là trôi xuống được nhưng thông thường, khi bị hóc xương, bạn nên dừng bữa ăn. Tuyệt đối không nên chữa mẹo hay cố ăn miếng to nhằm đẩy xương hóc trôi xuống sâu vì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng là xương hóc có thể đâm thủng bất cứ vị trí nào của đường tiêu hóa.
Khi bị hóc xương, bạn cần cố gắng nôn ra càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không được dùng ngón tay cho vào trong họng vì động tác này không những không lấy được xương ra mà có thể đẩy chúng vào sâu cuống họng; Tiếp tục theo dõi xem còn bị đau và cảm thấy vướng trong cổ khi nuốt nước bọt nữa hay không.
Để không bị hóc xương, bạn cần chú ý: Không ăn uống vội vàng, không nói chuyện và cười đùa trong khi ăn, đặc biệt khi chế biến món ăn cần loại bỏ xương trước khi ăn. Khi đã hóc xương, tuyệt đối không được chữa mẹo.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn