Làm gì khi trẻ bị khò khè do hen suyễn?

Trẻ bị hen phế quản thường thở khò khè, không bị sốt

Giúp mẹ nhận biết, chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa

Giảm cơn hen suyễn nặng nhờ bổ sung vitamin D

Mẹ cho con bú có thể làm giảm triệu chứng hen suyễn cho trẻ sơ sinh

Phát hiện gene gây bệnh hen suyễn

Chào bạn!

Trẻ 19 tháng nhưng nặng 18 cân như vậy bé đang bị thừa cân. Thừa cân cũng là yếu tố làm bệnh hen suyễn nặng lên. Để giảm cho trẻ bị khó thở, khò khè, bạn cần cho bé chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ giảm cân, để giảm yếu tố làm bệnh của trẻ trở nặng. 

Con bạn đang ở độ tuổi phát triển nên nhu cầu dinh dưỡng rất cao, vì vậy bạn vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ để trẻ phát triển. Tuy nhiên, do con bạn thừa cân nên cần hạn chế tinh bột và chất béo. Nên chia nhỏ bữa ăn để trẻ luôn có cảm giác no, tăng vận động cho trẻ. Bạn nên cho trẻ ăn cá thay cho thịt. Cho trẻ ăn nhiều loại hoa quả... Ngoài ra, bạn nên cho trẻ đi khám dinh dưỡng để được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp hạn chế tăng cân nhưng vẫn đảm bảo phát triển trí não, miễn dịch và chiều cao.

Bé hay bị ngứa ngáy, có thể do bé mắc thêm bệnh viêm da cơ địa. Viêm da cơ địa là bệnh lý hay đi kèm hen suyễn, chứng tỏ trẻ có cơ địa dị ứng. Một số thuốc dùng để dự phòng hen, khò khè như Monterlukast cũng có thể làm giảm tình trạng viêm da cơ địa. Để phòng viêm da cơ địa, bạn cần cho trẻ tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng ví dụ như một số loại xà phòng có thể làm tăng tình trạng viêm da; Bôi kem dưỡng ẩm, tránh gãi; 

Trong giai đoạn viêm da cơ địa cấp tính bạn cần cho trẻ đến khám thầy thuốc chuyên khoa da liễu hoặc chuyên khoa dị ứng.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y Hà Nội

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị