- Chuyên đề:
- Bệnh tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy cần được uống nhiều nước và ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Chăm sóc trẻ tiêu chảy đúng cách
Khi trẻ tiêu chảy, chớ kiêng ăn nhịn uống!
70% trẻ nhập viện do tiêu chảy, viêm đường hô hấp
Mùa đông xuân: Đề phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ
Tiêu chảy so Rotavirus: Số trẻ nhập viện tăng vọt
Tiêu chảy so Rotavirus: Số trẻ nhập viện tăng vọt
Cho trẻ uống thêm dịch
Nên cho trẻ bú nhiều hơn và lâu hơn. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì có thể cho uống thêm oresol sau bú mẹ. Còn trong trường hợp trẻ không bú mẹ hoàn toàn thì có thể cho trẻ uống thêm một hoặc nhiều loại dịch như oresol, thức ăn lỏng (nước súp, nước cơm, nước cháo) hoặc nước sạch. Các mẹ nên lưu ý cho con uống oresol thường xuyên, từng ngụm nhỏ bằng thìa. Nếu trẻ nôn thì ngừng 10 phút, sau đó tiếp tục cho uống nhưng chậm hơn và tiếp tục cho trẻ uống cho tới khi ngừng tiêu chảy.
Bổ sung viên kẽm
Trẻ nên được bổ sung thêm kẽm trong trường hợp bị tiêu chảy. Có thể uống 20mg kẽm nguyên tố mỗi ngày và uống trong vòng 14 ngày.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ theo lứa tuổi
Cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi, nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần, đút chậm bằng muỗng vì trẻ dễ ói. Vì bệnh lây qua đường phân - miệng nên để phòng ngừa tiêu chảy cần chú ý giữ vệ sinh ăn uống, bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và kéo dài đến 18 - 24 tháng. Trẻ bị bệnh tiêu chảy cần được cho ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như lúc bình thường, không nên kiêng cữ hoặc thay đổi chế độ ăn của trẻ, nên cho trẻ ăn nhiều bữa hơn. Trẻ còn bú sữa vẫn tiếp tục bú sữa pha như bình thường, không được pha loãng hơn.
Chữa trị bằng một số bài thuốc dân gian
Uống nước lá ổi: Lá ổi non 15 lá; Nước sạch 1,5 cốc; Muối. Lấy lá ổi rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống.
Lá cây nhót: Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa tiêu chảy.
Hồng xiêm xanh: Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Lưu ý là đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống nên nếm thử, không được cho trẻ uống đặc quá.
Lộc vừng: Khi bé bị tiêu chảy, mẹ cạo bỏ lớp bần bên ngoài thân cây, rửa sạch, thái phiến, phơi hoặc sấy khô sau đó lấy 8-16gr vỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, cho bé uống làm hai lần trong ngày.
Chuối tiêu xanh: Chuối tiêu xanh mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được), xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày.
Lá mơ: Mẹ lấy khoảng 100gr lá mơ, rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước. Sau đó, giã lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối (cho vừa miệng), trộn đều, hấp chín, cho bé ăn ngày 2 lần.
- Đi ngoài rất nhiều lần, phân lỏng (đi liên tục).
- Nôn tái diễn, ăn uống kém hoặc bỏ bú.
- Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị, sốt cao hơn và có máu trong phân.
Bình luận của bạn