Mùa đông xuân: Đề phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ

Mùa đông xuân là giai đoạn cao điểm của bệnh tiêu chảy do Rotavirus

70% trẻ nhập viện do tiêu chảy, viêm đường hô hấp

Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp?

Sai lầm hay gặp của bố mẹ khi trẻ bị rotavirus

Văcxin rotavirus có thể ngừa động kinh

Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh tiêu chảy cấp

Nguyên nhân, triệu chứng

Rotavirus là tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp thường gặp nhất trong mùa đông, chủ yếu lây lan qua đường phân - miệng. Tiêu chảy cấp do Rotavirus dễ lây lan vì lượng virus thải ra trong phân rất lớn, hơn nữa Rotavirus lại sống được trong môi trường tự nhiên như trên các bề mặt tiếp xúc của đồ chơi, mặt bàn ghế, trong nước và trên da...

Tại Việt Nam, tiêu chảy do Rotavirus thường gặp nhất ở trẻ 3 - 17 tháng tuổi. Trong đó, 46% trường hợp xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 5 tháng tuổi, 59% ở trẻ 6 - 11 tháng tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi, nguy cơ nhiễm Rotavirus càng cao và mắc bệnh càng nặng. Nhiều trường hợp không được điều trị kịp thời dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân

Rotavirus trong phân của người bệnh vài ngày trước khi triệu chứng xuất hiện và cho đến 10 ngày sau khi các triệu chứng giảm dần. Virus lây lan dễ dàng trong suốt thời gian này, ngay cả khi người bị nhiễm bệnh không có triệu chứng.

Nếu có Rotavirus và không rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, hoặc bị Rotavirus và không rửa tay sau khi thay tã cho con hoặc giúp con sử dụng nhà vệ sinh; Virus có thể lây lan bất cứ điều gì cảm ứng, bao gồm thực phẩm, đồ chơi và đồ dùng. Nếu một người chạm vào bàn tay chưa rửa hoặc một đối tượng bị ô nhiễm và sau đó chạm vào miệng mình, nhiễm trùng có thể theo.

Đôi khi lây lan qua nước bị ô nhiễm Rotavirus hay giọt nước bị nhiễm đường hô hấp do ho hoặc hắt hơi vào không khí.

Bởi vì có nhiều loại Rotavirus, có thể bị lây nhiễm nhiều hơn một lần. Tuy nhiên, nhiễm trùng lặp lại thường ít nghiêm trọng.

Triệu chứng

So với các trường hợp tiêu chảy khác, tiêu chảy do Rotavirus gây mất nước nghiêm trọng. Khi trẻ bị bệnh, bé sẽ sốt, buồn nôn và nôn mửa dữ dội, sau 12 - 24 giờ, sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Trẻ tiêu chảy phân lỏng, toàn nước, có lúc có màu xanh, có thể có đàm nhớt nhưng không có máu. Tiêu chảy và nôn ói có thể lên đến 20 lần một ngày. Thông thường bệnh kéo dài từ 3 đến 8 ngày, một số trường hợp có thế kéo dài đến 2 tuần.

Khi bị tiêu chảy do Rotavirus trẻ có biểu hiện sốt, nôn ói rất khó chịu

Do tiêu chảy nhiều nên bé dễ bị mất nước, nhanh chóng khô kiệt nếu không được chăm sóc thích hợp. Hơn nữa, do nôn ói nhiều khiến việc bù nước cho trẻ khó khăn. Trong những trường hợp nặng, mất nước có thể dẫn đến choáng, suy thận, hôn mê và thậm chí tử vong. Vì vậy, khi con có các triệu chứng nôn ói, sốt kéo dài và tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân lỏng có thể có màu xanh, ngủ li bì, co giật… rất có khả năng trẻ bị nhiễm Rotavirus. Cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được theo dõi và điều trị đúng cách.

Điều trị và phòng chống

Bù nước là phương pháp điều trị cơ bản cho các bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy. Trong đó bù nước bằng đường miệng vẫn là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất (vì truyền dịch thì trẻ phải nhập viện và có nguy cơ sốc do truyền dịch). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chứng minh bù nước bằng đường miệng và truyền dịch đều có hiệu quả như nhau.

Tiêu chảy do Rotavirus thường gây nôn, vì vậy việc điều trị cho trẻ gặp khó khăn hơn các loại bệnh tiêu chảy khác. Di chứng thường gặp sau thời gian mắc bệnh là trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, khi trẻ nôn, các bà mẹ cần bình tĩnh và kiên trì cho trẻ uống nước, ăn các thức ăn loãng, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ ăn uống cần thay đồ mới, lau sạch các vết bẩn cho trẻ vì những vết bẩn bám trên người, quần áo trẻ cũng có thể làm trẻ ngửi thấy mùi, nôn tiếp. Cho trẻ nằm đầu cao hoặc ngồi, sau đó đút từng thìa tránh cho trẻ bị nôn. Nếu trẻ vẫn tiếp tục nôn thì đút chậm hơn. Sau khi trẻ khỏi bệnh, các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn thêm bữa để trẻ tăng cân và phát triển đầy đủ.

Theo các nhà chuyên môn, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus là uống vaccine

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus cho bé bằng cách dùng vaccine

Bệnh tiêu chảy do nhiều tác nhân gây ra, do vậy uống vaccine chỉ phòng được Rotavirus nhưng vẫn có thể mắc các bệnh tiêu chảy do các tác nhân khác. Vì vậy, dù trẻ đã được uống loại vaccine này, các bậc cha mẹ vẫn cần tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh cho trẻ (ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh...), riêng người lớn cần duy trì thói quen rửa tay trước khi chế biến món ăn cho trẻ...

Để giảm thiểu sự lây lan của Rotavirus, rửa tay kỹ và thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, thay tã cho con hoặc giúp con sử dụng nhà vệ sinh.

Hiện nay, có hai loại vaccine được cung cấp chống lại Rotavirus:

RotaTeq: Vaccine này được đưa ra bằng uống trong 3 liều, thường ở độ tuổi từ 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng. Thuốc không được chấp thuận cho sử dụng ở trẻ lớn hoặc người lớn. (Nếu sau khi tiêm phòng, con bị đau dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy, máu trong phân, hoặc thay đổi một trong các chức năng ruột, liên hệ với bác sỹ ngay lập tức).

Rotarix: Vaccine này là một chất lỏng được đưa ra trong hai liều cho trẻ sơ sinh ở độ tuổi từ 2 tháng và 4 tháng. Thử nghiệm lâm sàng của thuốc chủng phát hiện không có nguy cơ gia tăng của lồng ruột.

Vi Dũng H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ