Gãi làm da bị kích thích, giải phóng nhiều histamine hơn và dẫn đến ngứa nhiều hơn
Nổi mề đay có phải do dùng thuốc điều trị đái tháo đường
Những nguyên nhân khiến bạn bị nổi mề đay mạn tính
Vì sao trẻ bị nổi mề đay khi thời tiết thay đổi?
9 biện pháp tự nhiên khắc phục mề đay không dùng thuốc
Nguyên nhân gây ra cảm giác ngứa
Mề đay mạn tính là một dạng phát ban trên da, gây ra một quầng đỏ (hồng ban) hơi phù nề, gồ lên mặt da đi kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Theo bác sĩ da liễu Hannah Kopelman, Phòng khám Phẫu thuật thẩm mỹ Kopelman (New York, Mỹ), ngứa là cách cơ thể phản ứng với kích thích.
Ở trường hợp người bị mề đay, cơ thể tiết ra các chất hóa học như histamine gây viêm trên da, kích thích các tế bào thần kinh gửi tín hiệu ngứa ngáy đến não bộ. “Đây là một vòng phản xạ phức tạp liên quan đến da, dây thần kinh, tủy sống và não,” bác sĩ Kopelman cho biết.
Tình trạng viêm có thể giảm theo thời gian, tuy nhiên các dây thần kinh liên quan vẫn có thể bị kích thích quá mức, dẫn đến cảm giác ngứa dai dẳng dù ban đã mờ trên da.
Hiểu rõ cơ chế mề đay gây ngứa là chìa khóa để giảm ngứa hiệu quả, giảm số lần bùng phát và không làm da tổn thương thêm.
Cách chấm dứt vòng lặp ngứa - gãi

Gãi ngứa có thể khiến triệu chứng mề đay mạn tính trở nên nghiêm trọng hơn
Vòng lặp ngứa – gãi là một hiện tượng phổ biến khi mắc các bệnh ngoài da có triệu chứng ngứa. Theo nghiên cứu trên Xu hướng Miễn dịch (Trends in Immunology), chu trình có thể diễn ra như sau:
- Não nhận tín hiệu "Bạn đang ngứa": Não hoạt động như trung tâm điều khiển cảm giác ngứa, xử lý tín hiệu từ cơ thể.
- Gãi ngứa: Cơn ngứa khiến bạn muốn dùng móng tay, mép bàn hay bất kỳ vật gì gần đó để cào gãi, tạo ra cảm giác dễ chịu trong giây lát.
- Gãi làm tổn thương hàng rào bảo vệ da: Lớp ngoài cùng của da gồm các tế bào biểu mô, đóng vai trò như những viên gạch bảo vệ. Cào gãi sẽ phá vỡ hàng rào này, khiến da dễ tổn thương hơn.
- Da phát tín hiệu báo động: Tổn thương trên da kích thích da tiết ra các chất như cytokine, enzyme protease và peptide kích hoạt miễn dịch, dẫn đến hiện tượng viêm.
- Dây thần kinh cảm giác ngứa bị kích hoạt: Các tế bào sừng trên bề mặt da gửi tín hiệu đến đầu mút thần kinh thông qua các chất hóa học gây viêm. Những dây thần kinh này lại gửi tín hiệu “ngứa” lên não.
- Hệ thần kinh lại tiết thêm hóa chất gây ngứa: Khi được kích hoạt, tế bào thần kinh giải phóng các tín hiệu hóa học nhỏ gây viêm da tiếp tục (viêm thần kinh), làm cơn ngứa kéo dài.
- Chu trình tiếp diễn: Khi các tế bào miễn dịch tiếp tục tiết ra chất gây ngứa, hệ thần kinh vẫn bị kích thích. Việc gãi giúp xoa dịu tạm thời nhờ gây ra cảm giác đau nhẹ, che lấp tín hiệu ngứa, nhưng tổn thương da lại khởi động vòng lặp luẩn quẩn một lần nữa.

Chườm khăn mát lên da giúp giảm ngứa tạm thời
Bác sĩ Kopelman giải thích, gãi tạo ra cảm giác đau nhẹ, và chính điều đó làm tạm thời ngắt tín hiệu ngứa, đem lại cảm giác “đã ngứa” trong giây lát.
Với người bị mề đay mạn tính, gãi ngứa có thể khiến triệu chứng trở nặng hơn. Thay vào đó, để phá vỡ vòng lặp này, bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm ra kem bôi ngoài da phù hợp. Một vài loại thuốc kháng histamine có thể đem lại hiệu quả.
Nếu bạn không bị nổi mề đay do lạnh, hãy thử chườm một miếng khăn vải mát lên da để làm dịu cơn ngứa. Về trang phục, nên mặc đồ thoáng mát làm từ cotton giúp hạn chế kích ứng da.
Một mẹo nhỏ giúp bạn chống lại thói quen gãi ngứa là giữ tay bận rộn khi đọc sách, chơi game để không chạm vào da. Nếu muốn gãi, hãy vuốt nhẹ da bằng mu bàn tay.
Bình luận của bạn