Nổi mề đay mạn tính khiến người bệnh cực kỳ ngứa ngáy
9 biện pháp tự nhiên khắc phục mề đay không dùng thuốc
Thường xuyên ngứa ngáy, nổi mề đay phải điều trị như thế nào?
Trái nhàu: "Khắc tinh" của mề đay, mẩn ngứa
Mề đay nổi, bôi kem không khỏi ngứa
Căng thẳng
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng có thể ảnh hưởng đến mề đay mạn tính. Căng thẳng kéo dài không làm bùng phát mề đay mạn tính nhưng căng thẳng kéo dài có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mề đay và khiến chúng tồn tại lâu hơn.
Căng thẳng kéo dài khiến mề đay trầm trọng hơn
Nhiệt độ
Sự thay đổi nhiệt độ có thể là yếu tố kích hoạt mề đay ở một số người. Một số người bị nổi mề đay khi thời tiết chuyển lạnh trong khi một số người bị mề đay khi nhiệt độ tăng lên.
Bệnh tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp tự miễn như Hashimoto có liên quan đến một số trường hợp mề đay mạn tính. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu cơ chế gây ra tình trạng trên, tuy nhiên họ cảnh báo rằng nếu bạn bị nổi mề đay mạn tính mà không xác định rõ nguyên nhân thì nên đến gặp bác sỹ để xét nghiệm bệnh tuyến giáp.
Bệnh viêm gan
Viêm gan B là căn bệnh phổ biến gây tử vong cao trên toàn thế giới. Nó cũng có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay mạn tính.
Viêm gan B có thể gây ngứa da và nổi mề đay mạn tính
Nổi mề đay do ung thư thường hiếm gặp nhưng một số loại ung thư có liên quan đến nổi mề đay mạn tính. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy những người bị phát ban mạn tính có nguy cơ cao bị ung thư máu hoặc ung thư hạch bạch huyết.
Bệnh celiac
Ngoài đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy... người bệnh celiac cũng có thể bị nổi mề đay và ngứa da. Bệnh celiac có thể gây viêm da herpetiformis, một loại mề đay xảy ra ở khuỷu tay, đầu gối hoặc mông. Khoảng 17% những người mắc bệnh celiac bị nổi mề đay.
Nổi mề đay mạn tính có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh celiac
Lupus
Một số bệnh tự miễn có liên quan đến nổi mề đay mạn tính. Đây có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh lupus.
Bình luận của bạn