Đau cách hồi chân là triệu chứng thường gặp của bệnh động mạch ngoại biên
Hẹp van động mạch chủ có nguy hiểm không, có triệu chứng gì nhận biết?
Ngoài giảm cân, người bị bệnh động mạch ngoại biên cần làm gì?
Sự thật về 5 loại TPCN cho tim mạch phổ biến
Điều trị bệnh thần kinh ngoại biên ở chân thế nào?
Tiến sỹ Martin Scurr - Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế của tờ Daily Mail trả lời:
Chào bạn!
Tôi rất tiếc khi biết rằng những triệu chứng đau chân đang ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của bạn. Đau cách hồi chân (Claudication) là cơn đau được mô tả với cảm giác co rút, thắt chặt như bị chuột rút. Vị trí đau thường là bắp chân. Tình trạng đau chân cách hồi thường xảy ra khi bạn đi bộ hoặc tập thể dục. Đau chân cách hồi là triệu chứng chính của bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Bệnh động mạch ngoại biên xảy ra khi các mảng xơ vữa tích tụ trong động mạch chân và cản trở dòng máu oxy đến cơ bắp.
Theo ước tính của các nhà khoa học, có khoảng 20% số người trên 70 tuổi bị ảnh hưởng bởi PAD. Hút thuốc lá, đái tháo đường, cholesterol và huyết áp là các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh động mạch ngoại biên. Mức độ nghiêm trọng của PAD phụ thuộc vào số lượng động mạch bị ảnh hưởng và mức độ động mạch bị thu hẹp. Mặc dù các triệu chứng ban đầu của PAD chỉ xảy ra khi đi bộ (lúc này nhu cầu oxy của cơ bắp tăng lên) nhưng theo thời gian, sự tắc nghẽn động mạch nghiêm trọng hơn thì người bệnh cũng có thể bị đau khi nghỉ ngơi.
Để chẩn đoán PAD, các bác sỹ có thể kiểm tra mạch máu ở háng, sau đầu gối và bàn chân. Nếu lưu lượng máu đến các cơ quan này bị giảm đi thì bác sỹ khó có thể phát hiện ra mạch máu. Đo huyết áp ở mắt cá chân và so sánh với huyết áp ở cánh tay cũng là một cách để phát hiện bệnh động mạch máu ngoại biên. Sau khi phát hiện bạn có nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên cao, bác sỹ đa khoa sẽ đề nghị bạn siêu âm để xác định vị trí hẹp của động mạch và để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh động mạch ngoại biên.
Để điều trị bệnh động mạch ngoại biên và cải thiện tình trạng đau chân, điều đầu tiên bạn nên làm kiểm soát các yếu tố nguy cơ như kiểm soát huyết áp (sử dụng thuốc candesartan như bạn đang dùng) và cải thiện mức cholesterol bằng statin. Tiếp theo, bạn có thể được chỉ định dùng các loại thuốc làm giảm khả năng hình thành cục máu đông trong các động mạch bị thu hẹp ví dụ như aspirin liều thấp.
Trong trường hợp của bạn, bạn đã sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp và aspirin nhưng tình trạng đau chân vẫn không cải thiện thì bạn có thể được chỉ định sử dụng thêm thuốc giãn mạch ngoại biên naftidrofuryl.
Nếu việc dùng thuốc không giúp giảm đau chân và tình trạng đau cách hồi chân ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thì bệnh nhân sẽ được chỉ định làm phẫu thuật để tăng lưu lượng máu qua các động mạch. Bác sỹ sẽ sử dụng phương pháp nong bóng - một quả bóng nhỏ sẽ được đưa đến đoạn mạch máu bị hẹp và làm phồng lên, hoặc đặt stent để làm thông mạch máu bị hẹp. Thông thường, phương pháp này sẽ đem lai hiệu quả cao và lâu dài nếu người bệnh có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa theo đúng hướng dẫn của bác sỹ.
Ngoài các loại thuốc và phẫu thuật thì tập thể dục cũng làm giảm tình trạng đau chân cách hồi bằng cách kích thích sự hình thành các mạch máu bên (collateral vessels) và tăng cường quá trình lưu thông máu đến chân.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn