Sự thật về 5 loại TPCN cho tim mạch phổ biến

Có nên dùng TPCN cho người bị động mạch ngoại biên do xơ vữa động mạch?

Không thoát án tử nếu chỉ tăng cholesterol HDL để ngăn xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch âm thầm nhưng nguy hiểm

Cholesterol - Thủ phạm gây xơ vữa động mạch

Mối liên hệ giữa thiếu ngủ và xơ vữa động mạch ở phụ nữ trung niên

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là một vấn đề tuần hoàn phổ biến trong đó động mạch thu hẹp làm giảm lưu lượng máu đến tay chân. Khi phát triển bệnh động mạch ngoại biên, tứ chi (thường là chân) không nhận được đủ lưu lượng máu và gây ra các triệu chứng, đặc biệt là đau chân khi đi bộ (claudication).

Bệnh động mạch ngoại biên cũng có khả năng là dấu hiệu của một sự tích tụ chất béo trong động mạch (xơ vữa động mạch). Nếu bạn bị mắc bệnh động mạch ngoại biên, có 50% khả năng bạn cũng gặp vấn đề bị tắc nghẽn động mạch tim. Thực tế, những người bị bệnh động mạch ngoại biên có gấp 3 - 5 lần nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch so với những người chỉ bị bệnh động mạch vành. Các động mạch cảnh cũng có thể bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ của một cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ nặng.

Bệnh động mạch ngoại biên (Peripheral Artery Disease - PAD)

Để quản lý bệnh động mạch ngoại biên và hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch, mỗi người nên: Tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường, muối, chất kích thích; Tích cực tham gia các hoạt động thể chất; Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ; Sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ bệnh mạch vành được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên như Đỏ ngọn, Đan sâm, Sơn tra, Bồ hoàng… Chúng sẽ có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa xơ vữa động mạch, chống phá cục máu đông, ngăn ngừa nguy cơ bị đau tim, suy tim.

Nhận thấy xơ vữa động mạch ở những người bị bệnh động mạch ngoại biên là một hình thức nguy hiểm của căn bệnh này, nên nhiều bác sỹ, chuyên gia y tế khuyến cáo nên bổ sung một số loại vitamin và thực phẩm chức năng để hạn chế những rủi ro không đáng có.

Theo BS. Lee Kirksey đến từ Bệnh viện Cleveland Clinic (Ohio, Mỹ), dưới đây là 5 loại chất bổ sung hoặc thực phẩm chức năng thường được khuyến cáo nên dùng để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch:

Acid béo omega-3: Không có bằng chứng thực sự thuyết phục rằng việc bổ sung omega-3 cải thiện khả năng đi bộ ở những người bị bệnh động mạch ngoại biên hoặc làm giảm tỷ lệ tử vong nói chung.

Folate và vitamin B: Có rất ít bằng chứng cho thấy sự cải thiện các triệu chứng ở bệnh nhân động mạch ngoại biên hoặc giảm nguy cơ bệnh tim mạch khi tiêu thụ các chất này. Trong khi đó, việc tăng liều folate và các vitamin B khác có thể gây hại cho những bệnh nhân bị bệnh thận. Các chuyên gia y tế khuyến cáo chỉ nên uống liều thấp (<400mcg/ngày) nếu muốn có lợi cho sức khỏe tổng thể.

Vitamin C: Việc tăng liều vitamin C để giảm nguy cơ bệnh tim mạch đã không nhận được sự đồng thuận của đại đa số các chuyên gia y khoa.

Vitamin D: Tiêu thụ vitamin D rất tốt cho sức khỏe tổng thể, tuy nhiên nó lại không có tác dụng cho những người bị bệnh động mạch ngoại biên. Việc bổ sung quá mức vitamin D có thể làm tăng nguy cơ lắng đọng calci trong mạch máu và gây hại cho sức khỏe.

Vitamin E: Vitamin E đã được chứng minh có thể giúp ích cho những người bị bệnh động mạch ngoại biên và thiếu vitamin E có thể khiến triệu chứng bệnh này tệ hơn. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin E không hẳn sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ biến chứng khác từ xơ vữa động mạch. Ngoài ra, vitamin này rất nguy hiểm đối với những bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu, vì nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Chính vì vậy, hãy thảo luận với bác sỹ thật kỹ lưỡng về cách bổ sung vitamin hay các loại thực phẩm chức năng để ngăn chặn bệnh động mạch ngoại biên nói riêng, xơ vữa động mạch nói chung.

Biết Tuốt H+ (Theo Cleveland Clinic)

Gợi ý thực phẩm chức năng hỗ trợ tim mạch: Vương Tâm Thống

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất