Làm sao để hoãn ngày "đèn đỏ"?

Cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng các biện pháp trì hoãn kinh nguyệt

Giảm mệt mỏi trước kỳ kinh nguyệt, cách nào?

7 nguyên nhân khiến kinh nguyệt lúc có lúc không

Ngày "đèn đỏ" ngại gì mà không tập thể dục?

Kinh nguyệt thất thường, vô sinh, hiếm muộn thì phải làm sao?

Trả lời:

Bác sỹ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung - Trung tâm Y khoa Thái Hà, cho biết:

Chào bạn! Trì hoãn ngày có kinh nguyệt chính là trì hoãn sự rụng trứng. Khi trứng không rụng thì sẽ dẫn đến trì hoãn việc phát hành trứng từ buồng trứng. Bằng cách này, lớp niêm mạc của máu sẽ ở lại trong tử cung và bạn sẽ không có chu kì kinh nguyệt trong tháng đó. Uống thuốc tránh thai là một trong những giải pháp được chị em lựa chọn để làm chậm ngày "đèn đỏ". 

Chị em nên uống thuốc tránh thai hàng ngày trước 3 ngày dự kiến có kinh với liều lượng một viên/ngày, vào một giờ nhất định cho đến khi không muốn trì hoãn. Thông thường, khi ngưng thuốc khoảng 2 - 3 ngày, kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại. Ngoài ra, trong một số trường hợp, có thể uống 2 viên/ngày trong 7 ngày đầu (nếu muốn trì hoãn "đèn đỏ" một tháng), sau đó rút xuống mỗi ngày một viên để tránh ra nhiều máu sau khi ngừng thuốc.

Việc sử dụng thuốc tránh thai sẽ làm cho nội mạc tử cung dày lên, cơ thể nặng nề do tích nước đặc biệt ở vùng bụng dưới vì vậy bạn cần cân nhắc khi sử dụng. Ngoài ra, thuốc tránh thai cũng gây ra những biến đổi tức thời của cơ thể như ngực căng, đau, tăng cân, cơ thể mệt mỏi... Việc sử dụng thuốc tránh thai để trì hoãn ngày đèn đỏ còn có thể dẫn đến việc thay đổi nội tiết đột ngột trong cơ thể và có thể sẽ làm mạch máu đứt, nội mạc bong nhanh nên lần kinh nguyệt sau sẽ kéo dài, lượng huyết cũng nhiều hơn bình thường.

Với những bạn gái trong độ tuổi dậy thì không nên tìm cách trì hoãn đèn đỏ bằng thuốc tránh thai mà chỉ nên áp dụng cho chị em đã trưởng thành. Bởi khi dậy thì nội tiết chưa ổn định, có thể gây rối loạn kinh nguyệt ở những chu kỳ tiếp theo. Nếu không thật sự cần thiết, chị em không nên trì hoãn đèn đỏ bằng bất cứ phương pháp nào. Trong trường hợp bất khả kháng, không nên lạm dụng thuốc dài ngày và nhiều lần trong năm.

Đối với những người không dùng thuốc tránh thai, nếu tham khảo ý kiến bác sỹ, bác sỹ vẫn có thể giúp bạn ngăn chặn chu kì kinh nguyệt bằng cách kê toa norethisterone. Thuốc này cần phải được bắt đầu ba ngày trước khi ngày của chu kỳ của bạn. Bạn sẽ phải uống thuốc mỗi ngày trong suốt thời gian mà bạn muốn ngăn chặn chu kì xuất hiện. Chu kì sẽ bắt đầu trở lại vào khoảng 3 ngày sau khi bạn dừng dùng thuốc. Loại thuốc này chỉ có tác dụng làm chậm chu kì kinh chứ không có tác dụng ngừa thai, nên chị em cần hết sức lưu ý.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh! 

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị