Liệu pháp chữa kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều có thể được cải thiện bằng một số phương pháp đơn giản ngay tại nhà

Vì sao kinh nguyệt không đều?

Kinh nguyệt màu đen là bệnh gì?

Kinh nguyệt không đều có gây vô sinh?

Bỏ thuốc lá dựa vào… chu kỳ kinh nguyệt

1. Gừng

Gừng rất có lợi trong việc điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và cũng làm giảm chứng đau bụng kinh. Bạn có thể đun sôi một nửa muỗng cà phê gừng tươi với một cốc nước từ 5 - 7 phút. Thêm một chút đường nếu thích, ngày uống 3 lần sau bữa sau bữa ăn rong khoảng một tháng sẽ thấy có hiệu quả tốt.

2. Quế

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, quế có tác dụng làm nóng cơ thể. Do đó, loại thảo dược này được xem rất có ích trong việc điều tiết chu kỳ kinh nguyệt và giảm chứng đau bụng kinh. Ngoài ra, nó có chứa hydroxychalcone giúp điều chỉnh nồng độ insulin - bị nghi ngờ là nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều.

Chỉ cần thêm một nửa thìa cà phê bột quế vào một ly sữa, uống hàng ngày trong vài tuần. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trà quế, rắc quế vào thức ăn hoặc nhai quế trực tiếp.

3. Hạt vừng và đường thốt nốt

Hạt vừng rất có tác dụng trong việc điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt vì chúng giúp cân bằng lượng hormone trong cơ thể. Hơn nữa, chúng có chứa các acid béo thiết yếu thúc đẩy sản xuất hormone một cách tối ưu. Trong khi đó, đường thốt nốt giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt nhờ tác dụng làm ấm cơ thể.

Hạt vừng giúp cân bằng lượng hormone trong cơ thể phụ nữ

Đầu tiên rang khô một nắm hạt vừng, sau đó xay chung cùng với một muỗng cà phê đường thốt nốt. Dùng một muỗng cà phê bột này khi dạ dày đang trống rỗng trong giai đoạn hoàng thể (sau khi rụng trứng) hoặc hai tuần trước khi kỳ kinh bắt đầu trong một vài tháng. Đơn giản hơn, bạn chỉ cần ăn một miếng đường thốt nốt mỗi ngày cũng sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt. Lưu ý, không sử dụng phương pháp này khi đang trong kỳ kinh nguyệt.

4. Củ nghệ

Nghệ rất tốt trong việc điều hòa kinh nguyệt và cân bằng nội tiết tố. Nó có đặc tính giúp kích thích dòng chảy kinh nguyệt. Đặc biệt, tính chất chống co thắt và kháng viêm của nghệ giúp giảm đau khi đến kỳ kinh. Hòa 1/4 muỗng cà phê bột nghệ với sữa, mật ong hoặc đường thốt nốt, dùng hàng ngày trong vài tuần hoặc cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.

5. Hạt rau mùi

Hạt rau mùi đã được chứng minh có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Bạn có thể đun sôi một thìa cà phê hạt rau mùi với hai ly nước cho đến khi lượng nước vơi đi một nửa. Lọc hạt và uống 3 lần mỗi ngày trong một vài ngày trước khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Lặp lại phương pháp này trong một vài tháng. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước ép rau mùi cũng có tác dụng tương tự.

6. Đu đủ chưa chín

Đu đủ giúp điều tiết dòng chảy kinh nguyệt, đặc biệt hữu ích cho kinh nguyệt không đều liên quan đến thời kỳ mãn kinh và stress. Bạn có thể ăn trực tiếp đu đủ chưa chín hoặc ép nước uống thường xuyên trong một vài tháng. Cần lưu ý, không dùng đu đủ khi “đến tháng”.

Đu đủ rất tốt cho phụ nữ hay bị kinh nguyệt không đều

7. Thì là 

Thì là là một loại thảo dược rất tốt cho điều trị kinh nguyệt không đều. Nó thúc đẩy kinh nguyệt và cũng làm giảm co thắt liên quan tới hội chứng tiền kinh nguyệt nhờ khả năng chống co thắt. Hơn nữa, nó giúp tái lập cân bằng hormone giới tính nữ.

Ngâm hai muỗng canh hạt cây thì là trong một cốc nước qua đêm. Trong buổi sáng, lọc lấy nước trong và uống trực tiếp hàng ngày trong khoảng một tháng hoặc cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn trở về bình thường.

8. Bạc hà

Một sự kết hợp giữa bạc hà khô và mật ong rất tốt cho những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh. Cho một muỗng cà phê bột bạc hà khô trộn với một thìa cà phê mật ong và dùng 3 lần/ngày trong nhiều tuần.

9. Nước ép cà rốt 

Nước ép cà rốt giàu chất sắt, do đó là một biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản trong thời gian kinh nguyệt không đều. Việc bạn cần làm chỉ là uống một ly nước ép cà rốt thường xuyên trong ba tháng. Ngoài ra, có thể kết hợp nó với các loại nước ép rau khác.

Một số yếu tố có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt bao gồm: Rối loạn ăn uống, giảm cân, thiếu máu, thời kỳ mãn kinh, rối loạn tuyến giáp, mất cân bằng nội tiết tố, bệnh gan, bệnh lao, hội chứng ruột kích thích, đái tháo đường, sinh gần đây hoặc sảy thai, hội chứng buồng trứng đa nang, bất thường trong tử cung... Ngoài ra, những thói quen như hút thuốc lá, lạm dụng rượu, cà phê, stress và một số thuốc và thuốc tránh thai cũng góp phần gây ra hiện tượng này.
M.Hiếu H+ (Theo Top10homeremedies)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết