Viêm nhiễm phụ khoa vì quần áo bơi

Quần bơi bó sát vô tình lại gây hại cho "vùng kín"

Bí kíp chọn áo tắm hợp với dáng người

9 biểu hiện báo động “vùng kín” có vấn đề

Viêm phụ khoa nặng dù không hề có biểu hiện

Chẩn bệnh... nhìn khí hư

Cũng giống như chị Hoàng M., chị T. cũng thường đi bơi để giảm cân. Tòa nhà chị ở có bể bơi nên rất tiện, chiều nào chị cũng bơi lội chán chê mới thong thả về nhà nấu nướng. Thế nhưng, sau một lần đi bơi về, thấy “vùng kín” ngứa rát, da cũng nổi mẩn lên, chị quyết định không bơi lội gì nữa. Theo chị T. có lẽ do chị không hợp với nước ở bể bơi, chứ không phải do do nước bể bơi không sạch, bởi vì ngoài chị ra, mấy chị em đi bơi cùng không thấy ai bị ngứa như thế.

Đi khám phụ khoa, chị M. và chị T. mới té ngửa, chị có dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa sau khi đi bơi ở bể bơi, một phần vì nước không sạch, nhưng phần lớn là do… quần áo bơi.

BS Thu Ngân – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết: Chính quần áo bơi là nơi chứa muối, cát ở biển hoặc hóa chất ở bể bơi, mặc trong thời gian dài sẽ khiến các loại vi khuẩn từ nguồn nước đó ngấm vào “vùng kín”, gây ra ngứa ngáy, viêm nhiễm…

Hơn nữa, đồ bơi thường được làm từ chất liệu co giãn, ôm sát cơ thể. Điều này vô tình lại càng gây hại cho “vùng kín”. Bởi “vùng kín” vốn đã rất ẩm ướt, cần được thông thoáng. Không chỉ khiến chị em khó chịu, với nam giới, quần bơi chật cũng khiến cơ quan sinh dục bị bó chặt, làm tăng nguy cơ vô sinh.

Vì thế, để thoải mái bơi lội tung tăng, không lo viêm nhiễm, khi chọn đồ bơi, nên chọn loại được làm từ chất liệu tốt, không giữ nước, để cơ thể đặc biệt là “vùng kín” được thông thoáng. Khi chọn quần cũng không nên chọn quần quá chật. Đồ bơi mua về nên giặt sạch, phơi khô rồi mới mặc. Mỗi lần đi bơi về, nên giặt sạch với xà phòng, phơi khô rồi mới mặc, không nên chỉ giặt qua đồ bơi với nước, làm vậy sẽ không gột bỏ được hết các loại hóa chất, vi khuẩn từ nước hồ/biển ngấm vào vải. 

An An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa