Lưu ý khi hiến máu và truyền máu để tránh HIV

HIV chủ yếu lây qua con đường truyền máu

Cà Mau: Mỗi tháng phát hiện có gần 15 người bị nhiễm HIV

Bước đột phá y học mới: Đã có thể chữa trị hoàn toàn HIV

Dù có thành công, vẫn chưa thể chữa trị dứt điểm HIV/AIDS

Hàng ngàn người bị nhiễm HIV do truyền máu tại Ấn Độ

Vì sao phải cẩn trọng khi hiến máu, truyền máu

Những năm qua, nền y tế thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bị lây nhiễm HIV qua đường máu. Theo thông tin tiết lộ từ Tổ chức Kiểm soát AIDS Quốc gia (NACO) của Ấn Độ, từ tháng 10/2014 đến tháng 3/2016 có đến 2.234 người nước này bị nhiễm HIV do truyền máu trong các bệnh viện. Các trường hợp này thậm chí xuất hiện ở cả những nước có nền y tế phát triển như Nhật Bản, Mỹ…

Cách phòng lây HIV khi hiến máu và truyền máu

Trong quy trình hiến máu:

Với người hiến máu

Đối với người hiến máu, để không nhiễm HIV cho người khác, cần đảm bảo thể trạng của bản thân đáp ứng được mọi điều kiện của việc hiến máu. Những người biết rõ bản thân nhiễm HIV tuyệt đối không tham gia hiến máu, cần trả lời trung thực những câu hỏi của trung tâm hiến máu.

Lựa chọn các trung tâm, địa điểm uy tín hiến máu để đảm bảo cho máu được dùng vào những việc có ích.

Khi hiến máu cần quan sát để đảm bảo tất cả kim tiêm lấy máu đều là kim tiêm mới. Nếu thấy hiện tượng dùng lại kim tiêm, cần yêu cầu người phụ trách dùng thiết bị mới. Trong trường hợp bên cơ sở không chịu đáp ứng, có thể huỷ việc hiến máu.

Những người biết rõ bản thân nhiễm HIV tuyệt đối không tham gia hiến máu

Bác sỹ lấy máu

Đề ngăn chặn HIV lây lan, các bác sỹ phụ trách cần kiểm tra mẫu máu của những người hiến máu, đảm bảo không có virus HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường máu như viêm gan B

Đảm bảo kim tiêm chỉ dùng một lần, bất kỳ trường hợp nào cũng không được dùng lại kim tiêm. Các dụng cụ y tế khác phải được tiệt trùng cẩn thận trước mỗi lần sử dụng.

Với việc truyền máu

Người nhận máu

Đối với người muốn tiếp máu, chỉ nhận máu trong các trường hợp cần thiết. Với những trường hợp bác sỹ đảm bảo về lượng máu trong cơ thể, bệnh nhân và gia đình không nên thúc ép việc truyền máu. Uống viên sắt, các vitamin và khoáng chất cần thiết… là những cách giúp cải thiện máu trong cơ thể.

Bên cạnh đó, lựa chọn những bệnh viện uy tín để truyền máu. Đây là những nơi có nguồn máu phong phú, máu được kiểm định chất lượng trước khi đem vào sử dụng. Khi nhận máu cần đảm bảo máu đã được qua xét nghiệm và các bệnh lây nhiễm khác.

Nên lựa chọn những bệnh viện uy tín để truyền máu

Đối với các nhân viên y tế, để không lây nhiễm HIV cho người bệnh hoặc chính bản thân, nhân viên y tế, bác sỹ cần tiến hành kiểm tra máu được truyền và máu của người nhận. Chỉ truyền những máu đã được xét nghiệm HIV cũng như các bệnh lây nhiễm qua đường máu. Thận trọng trong việc truyền máu, tránh gây tổn thương. Đảm bảo tiệt trùng các dụng cụ y tế trước mỗi lần sử dụng và không được sử dụng lại kim tiêm trong bất kỳ trường hợp nào.

Nhân viên truyền máu

Để không lây nhiễm HIV cho người bệnh hoặc chính bản thân nhân viên y tế, bác sỹ cần tiến hành kiểm tra máu được truyền và máu của người nhận. Chỉ truyền những máu đã được xét nghiệm HIV cũng như các bệnh lây nhiễm qua đường máu. Thận trọng trong việc truyền máu, tránh gây tổn thương, các dụng cụ y tế phải được tiệt trùng cẩn thận.

Ngoài ra, để ngăn chặn HIV lây qua đường máu, bạn tuyệt đối không dùng chung bơm tiêm. Tham gia các hoạt động liên quan đến máu như phẫu thuật, xăm... ở những trung tâm uy tín, sử dụng dụng cụ tiệt trùng. Dùng riêng các dụng cụ cá nhân có thể liên quan đến máu như dao cạo râu, bàn chải đánh răng… Khi giẫm phải kim tiêm nghi có HIV cần nhanh chóng tiến hành điều trị chống phơi nhiễm.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm