- Chuyên đề:
- Nhiệt miệng
Cha mẹ cần phân biệt nhiệt miệng và tay chân miệng ở trẻ để có cách điều trị đúng
Bệnh tay chân miệng tăng: Làm gì để phòng ngừa bệnh?
Không phân biệt được 2 bệnh này, mẹ dễ mất con!
Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ
Những quan điểm sai lầm về bệnh tay chân miệng
ThS.Bs. Nguyễn Quốc Dũng – Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết:
Chào bạn!
Nhiệt miệng (viêm loét miệng) là bệnh thường gặp ở trẻ, bệnh thường nhẹ với biểu hiện chủ yếu là vết loét nhỏ (đường kính 1 - 3mm), xuất hiện từng đám hoặc đơn độc ở niêm mạc má, lợi môi hoặc dưới lưỡi hình tròn hoặc bầu dục, ở giữa có màu vàng hoặc xám trắng, bao quanh là quầng màu đỏ. Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do chấn thương trong vùng miệng như tự cắn vào niêm mạc, do thức ăn cứng, vệ sinh răng miệng không đúng cách, thiếu dinh dưỡng, stress... Nhiệt miệng cũng có thể gặp trong một số bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch.
Trẻ bị nhiệt miệng dễ nhầm với bệnh tay chân miệng do khi trẻ mắc bệnh này, trong miệng thường có những vết loét đỏ hay tổn thương dạng phỏng nước, khi vỡ ra sẽ tạo thành các vết loét trong miệng. Để phân biệt hai bệnh này, bạn có thể dựa vào vị trí các nốt mụn nước: Đối với những trẻ mắc bệnh tay chân miệng, bên cạnh những vết loét trong miệng còn kèm theo sự xuất hiện của những nốt phát ban hay tổn thương dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối và mông.
Để tránh sai sót trong chẩn đoán trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tốt nhất phụ huynh nên đưa con em mình đến bác sỹ chuyên khoa ở các bệnh viện nhi để chẩn đoán bệnh tình. Bởi vì có thể trẻ sẽ phải làm thêm các xét nghiệm bắt buộc khác để xác định ra virus gây bệnh.
Tăng cường sức khỏe miễn dịch là cách tốt nhất để phòng bệnh Nhiệt miệng và tay chân miệng cho bé. Theo đó, bạn hãy lựa chọn thêm một sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung phù hợp cho hệ miễn dịch của bạn. Đừng quên tham khảo thêm ý kiến tham vấn trực tiếp của chuyên gia y tế trước khi quyết định.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn