- Chuyên đề:
- Bệnh tay chân miệng
Mùa Xuân Hè là thời điểm dễ bùng phát dịch bệnh tay chân miệng
Không phân biệt được 2 bệnh này, mẹ dễ mất con!
Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ
Những quan điểm sai lầm về bệnh tay chân miệng
Ai dễ mắc bệnh tay chân miệng?
Cụ thể, trong tháng 1/2016, Hà Nội ghi nhận 52 ca mắc tay chân miệng thì đến thời điểm tháng 3 đã ghi nhận 73 ca, đặc biệt có 2 ca dương tính với virus EV71. Đây là chủng virus nguy hiểm, có khả năng gây các hội chứng thần kinh não, màng não, hô hấp, tim mạch, có thể dẫn đến tử vong.
Để tích cực phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; Ăn chín, uống chín; Vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; Không mớm thức ăn cho trẻ; Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác. Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Cần cho trẻ ăn nhiều rau và hoa quả chứa nhiều vitamin nhóm B, C (cam, xoài, ổi…). Ngoài ra, cần cho trẻ hoạt động thể lực, không nên để trẻ ngồi một chỗ, nằm lì trong võng hoặc bế ẵm suốt ngày. Vấn đề tạo kháng thể thụ động để chống lại các tác nhân nhiễm khuẩn cũng hết sức quan trọng, bởi vậy, cần lưu ý tiêm vaccine đầy đủ theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho trẻ.
Bình luận của bạn