- Chuyên đề:
- Bệnh tay chân miệng
- Kinh nghiệm nuôi con
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi
Đà Nẵng: Ca bệnh tay chân miệng tăng gần 2 lần
Nổi mụn trong miệng có phải bệnh tay chân miệng?
Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng: Lây lan nhanh, dễ thành dịch
Chỉ trẻ nhỏ mới mắc tay chân miệng
Bệnh xảy ra cho mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là nhóm dưới 3 tuổi vì sức đề kháng và khả năng miễn dịch của trẻ yếu hơn người lớn. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng ở người lớn vẫn chiếm một tỷ lệ nhất định (khoảng 1%).
Bệnh tay chân miện do virus viêm da gây ra
Khi mắc bệnh, trẻ thường có những triệu chứng như nổi những nốt hồng ban bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng, đầu gối, mông, hay nổi rải rác ở những vị trí khác trên cơ thể nên rất dễ nhầm lẫn bệnh tay chân miệng với vài bệnh khác như dị ứng da, nhiễm trùng da… Thực tế là bệnh không liên quan đến virus gây viêm da. Bệnh do Enterovirus (nhóm virus đường ruột) gây ra, thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16.
Đã bị bệnh thì không thể mắc lại
Người từng bị bệnh tay chân miệng vẫn có khả năng mắc lại vì có nhiều chủng siêu vi gây ra bệnh này. Thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16, bên cạnh đó còn có Coxsackie nhóm A khác (A5, A7, A9, A10) hoặc Coxsackie nhóm B (B2, B5 và EV-17).
Có thể tự chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà
Phần lớn trường hợp bệnh tay chân miệng không cần vào viện vì triệu chứng nhẹ sẽ hết trong vòng 7 - 10 ngày không cần điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ xuất hiện triệu chứng bệnh tay chân miệng nhưng chưa biết chắc chắn, cha mẹ có thể đưa bé đi khám bác sỹ để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị đúng cách. Nếu bé bị co giật, đi loạng choạng, nôn ói liên tục, sốt cao, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
Nhiễm virus bệnh tay chân miệng là sẽ phát bệnh
Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả người nhiễm đều phát bệnh. Tuy nhiên trẻ nhỏ sẽ dễ bị phát bệnh hơn người lớn vì sức đề kháng của trẻ kém.
Bóng nước do bệnh tay chân miệng gây đau nhức
Bóng nước của bệnh thủy đậu thường gây ngứa và đau khi ấn lên vùng da có bóng nước, còn bóng nước của bệnh tay chân miệng không gây ngứa và ấn không đau. Khi bóng nước khô sẽ để lại vết thâm da, không loét, không có sẹo. Trẻ quấy khóc hay khó chịu khi mắc bệnh tay chân miệng thường là do các triệu chứng khác như sốt, nhức đầu, ói mửa, đau họng, tiêu chảy. Do đó người nhà không nên tự ý bôi các thuốc ngoài da để tránh việc bác sỹ chẩn đoán nhầm bệnh bệnh tay chân miệng với các bệnh da liễu khác.
Không thể phòng bệnh tay chân miệng
Hiện bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc đặc trị. Bệnh chủ yếu lây qua tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các mụn bóng nước, phân nhiễm virus. Trẻ nhỏ hay cho tay, đồ chơi vào miệng nên virus (nếu vương trên đồ chơi) có thể theo đường miệng vào cơ thể. Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là vệ sinh cá nhân, đồng thời hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với người bệnh khác.
Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; Ăn chín, uống chín; Vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ mút tay, ngậm mút đồ chơi; Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Bình luận của bạn