Hai bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt đầu tiên tại Việt Nam đã được điều trị thành công bằng phương pháp cấy hạt phóng xạ vào khối u
Cách phục hồi chức năng tình dục sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Phòng ung thư tuyến tiền liệt bằng thực phẩm chức năng
Sau chữa trị ung thư tuyến tiền liệt nên đi bộ
Hai bệnh nhân đầu tiên được cấy hạt phóng xạ điều trị ung thư xuất viện
Giáo sư Mai Trọng Khoa - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu cho biết, đây là phương pháp đưa các hạt phóng xạ I-125 kích thước nhỏ, phát tia gamma năng lượng thấp vào trong khối u, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư tại chỗ mà không hoặc ảnh hưởng rất ít tới mô lành xung quanh.
Ung thư tuyến tiền liệt là khối u ác tính xuất phát từ tế bào biểu mô của tuyến tiền liệt. Bệnh thường di căn sang các bộ phận khác, đặc biệt là vào xương và hạch bạch huyết, gây đau đớn và khó khăn trong việc đi tiểu, quan hệ tình dục…
Các kỹ sư Bệnh viện Bạch Mai nạp hạt phóng xạ vào kim cấy phóng xạ (Ảnh: Bệnh viện cung cấp) |
Các phương pháp điều trị bệnh hiện này gồm: Phẫu thuật, nội tiết, hóa chất, xạ trị, cấy hạt phóng xạ. Tùy theo phân độ nguy cơ và tình trạng bệnh nhân cụ thể mà áp dụng phối hợp các phương pháp trên.
Theo Giáo sư Khoa, kỹ thuật điều trị cấy hạt phóng xa giúp duy trì chức năng của tiền liệt tuyến tốt hơn tất cả phương pháp khác. Đây là kỹ thuật hiện đại, phức tạp, nhiều rủi ro vì phải phối hợp nhiều chuyên khoa cùng lúc. Kỹ thuật này được chỉ định trong trường hợp ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm, khu trú.
Thời gian chiếu xạ tại mô bệnh kéo dài khoảng 6 tháng. Ưu điểm của kỹ thuật này là kiểm soát u tại chỗ cao (tỷ lệ kiểm soát bệnh 97%), thời gian và liệu trình điều trị ngắn, ít biến chứng, tăng chất lượng cuộc sống.
TS. Nguyễn Quốc Anh - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ở Việt Nam đến nay chưa có cơ sở y tế nào áp dụng kỹ thuật điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng phương pháp cấy hạt phóng xạ. Hiện nhiều nước như Mỹ, Đức, Nhật Bản... đã áp dụng rộng rãi phương pháp điều trị này. Một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc cũng đã bước đầu phổ biến và áp dụng.
Kỹ thuật cấy hạt phóng xạ vào khối u đã được áp dụng trong điều trị một số bệnh ung thư các cơ quan như gan, vú. Việc áp dụng các kỹ thuật mới vào điều trị được ngành y tế xác định là nhằm tăng cơ hội sống cho bệnh nhân, giảm thời gian nằm viện kéo dài, giảm quá tải bệnh viện.
Bình luận của bạn