Sau chữa trị ung thư tuyến tiền liệt, nam giới nên đi bộ để hồi phục sức khỏe nhanh hơn
Phòng ung thư tuyến tiền liệt bằng thực phẩm chức năng
Phì đại tuyến tiền liệt: Chủ động phòng ngừa khi còn trẻ
Ung thư vú có "họ hàng" với ung thư tuyến tiền liệt
Omega - 3 - "Khắc tinh" của ung thư tuyến tiền liệt
Không ai vượt qua bệnh ung thư tuyến tiền liệt mà không bị tổn thương. Giống như phần lớn các loại ung thư khác, việc điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt có thể tác động không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, chỉ cần áp dụng một chế độ tập luyện đơn giản như đi bộ có thể giúp các bệnh nhân xoay chuyển được tình thế.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Northwestern (Chicago, Mỹ) đã khảo sát hơn 51.000 bệnh nhân còn sống sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm.
Những thông tin mà họ thu thập bao gồm các vấn đề có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như những rối loạn về hệ tiết niệu, tiêu hóa, rối loạn chức năng cương dương hay các rối loạn tình dục khác, tình trạng tăng cân, mệt mỏi hay trầm cảm... Việc tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội hay chơi các môn thể thao khác cũng được ghi nhận để phân tích.
Kết quả cho thấy, chỉ cần đi dạo khoảng 3 giờ/tuần cũng giúp cải thiện được chất lượng cuộc sống như sớm phục hồi chức năng tình dục, giảm mệt mỏi và trầm cảm, hạn chế tăng cân. Ở những người đi bộ nhanh thì chỉ cần 90 phút/tuần cũng mang lại hiệu quả tương tự.
Các nhà khoa học cho rằng việc đi bộ nhẹ nhàng thúc đẩy sản sinh hormone và tăng cường sức bền của cơ thể (ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc cải thiện mệt mỏi, trọng lượng cơ thể và trầm cảm).
Đây được coi là nghiên cứu đầu tiên về ảnh hưởng của cường độ và cơ chế hoạt động trong cơ thể đối với sức khỏe những người đã sống sót sau khi điều trị ung thư tiền liệt tuyến.
"Nghiên cứu này cho thấy rằng, bạn không cần phải tham gia các hoạt động thể lực mạnh mẽ để cải thiện chất lượng sống sau khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt, chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày là đủ để cải thiện sức khỏe được tốt hơn", bà Siobhan Phillips - trưởng nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, "Các bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất cao, việc đi bộ còn giúp phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch".
Kết quả nghiên cứu được xuất bản trên Tạp chí Cancer Survivorship: Research and Practice (Mỹ) số ra tháng 4/2015.
Bình luận của bạn