"Tuy nhiên, chất lượng nhiều trường không đảm bảo, chương trình đào tạo có vấn đề," ông Nguyễn Minh
Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, lo lắng nói.
Nở rộ trường y
Theo ước tính của Bộ Y tế, đến năm 2015, nhu cầu nhân lực y tế Việt Nam cần tới 444.500 người. Với số thực trạng hiện nay cần bổ sung là 14.252 nhân lực; trong đó bác sỹ là 29.500 người, dược sỹ là 15.550 và điều dưỡng là 57.270 người.
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành y tế, thời gian qua ngành y tế đã triển khai nhiều loại mô hình đào tạo, phương thức đào tạo. Các trường công lập đều tăng quy mô đào tạo. Trường tư cũng không bỏ qua "mảnh đất" màu mỡ này và nhanh chóng nhập cuộc.
Theo Bộ Y tế, tính đến cuối năm 2012, cả nước có 26 cơ sở đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học, 74 trường cao đẳng và 44 trường chung cấp và dạy nghề.
Thống kê mới đây của Đại học Y dược Cần Thơ cũng cho thấy, hiện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 13 trường đào tạo lĩnh vực y dược, trong đó có 11 trường ngoài công lập.
Ở bậc đại học, bên cạnh Trường Đại học Y dược Cần Thơ thành lập năm 2002, từ năm 2011 đến nay, khu vực này có thêm nhiều trường đa ngành "lấn sân" đào tạo ngành y như Đại học Trà Vinh, Đại học Võ Trường Toản (Hậu Giang), Đại học Tây Đô (Cần Thơ), Đại học Tân Tạo (Long An), Đại học Nam Cần Thơ (Cần Thơ).
Theo các chuyên gia giáo dục, với tốc độ đào tạo hiện nay, nhân lực ngành y tế sẽ tăng khá nhanh sau năm 2014. Do vậy, tình trạng thiếu nhân lực y tế sẽ giảm bớt so với giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, điều này lại khiến lãnh đạo Bộ Y tế lo lắng.
"Đào tạo nhân lực y tế có tính đặc thù. Trong quá trình đào tạo yêu cầu rất cao việc gắn trường với cơ sở thực hành. Điều này ở các trường công lập vẫn được đảm bảo nhưng ở trường ngoài công lập rất đáng lo ngại," ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, chia sẻ.
Theo ông Lợi, trong thời gian qua có nhiều trường ngoài công lập đa ngành mở thêm ngành y với chất lượng không đảm bảo. Điều này thể hiện ở việc cơ sở thực hành quá xa. Các bệnh viện đủ điều kiện thực hành cũng phải có tiêu chí nhất định. Hiện có nơi không đủ điều kiện để trở thành điểm thực hành của sinh viên. Nhiều trường có chỉ tiêu đào tạo lớn trong khi số năm kinh nghiệm đào tạo trong lĩnh vực này của trường rất thấp, số giảng viên cũng ít.
Chia sẻ vấn đề này, ông Phạm Văn Lình, Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược Cần Thơ lo lắng nói: "Tôi biết có trường lần đầu tiên thành lập nhưng mở một lúc bốn ngành, đào tạo cả bác sỹ, dược sỹ, kỹ thuật xét nghiệm, điều dưỡng trong khi hiệu trưởng, hiệu phó không phải là bác sỹ, dược sỹ. Đến trưởng phòng đào tạo cũng không phải là bác sỹ, dược sỹ. Không biết chất lượng ra sao. Tôi thấy nguy hiểm quá."
Hai bộ "bắt tay" siết chất lượng
Phân tích nguyên nhân của tình trạng này, ông Nguyễn Minh Lợi cho rằng có hai lý do cơ bản.
Trước hết là quy định hiện hành về việc mở ngành đào tạo y dược không cần có sự tham gia thẩm định của các chuyên gia y tế, trong khi ngành giáo dục không có chuyên môn về lĩnh vực này, không nắm được cơ sở vật chất thế nào thì đạt yêu cầu, dẫn đến tình trạng trường mở ngành nhưng không đủ điều kiện đào tạo đảm bảo.
Thứ hai là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ "soi" chỉ tiêu chung cho toàn trường (dựa trên tổng số giáo viên cơ hữu và diện tích trường), sau đó để trường tự phân chỉ tiêu cho từng ngành là một trong những nguyên nhân dẫn đến trường đào tạo số sinh viên ngành y quá lớn so với năng lực thực tế.
"Tôi đề nghị với việc thẩm định cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên khi mở ngành đào tạo y, dược cần phải có sự tham gia mạnh mẽ của chuyên gia y tế. Thời gian tới có thể triển khai thông tư liên tịch giữa hai bộ hoặc có văn bản hướng dẫn riêng về vấn đề này," ông Lợi nói.
Đề xuất này của đại diện Bộ Y tế đã ngay lập tức nhận được sự đồng thuận của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận.
Ông Luận cho biết, hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành kiểm tra việc đào tạo khối ngành y dược. Nếu phát hiện trường nào không đủ điều kiện đào tạo sẽ kiên quyết đình chỉ, đóng cửa.
Bên cạnh đó, hai bộ sẽ cùng rút kinh nghiệm để có được quy trình mở ngành đào tạo y dược nghiêm túc, thực chất để đảm bảo chất lượng.
"Tôi rất tán thành ý kiến Bộ Y tế và nếu cần thiết hai bên sẽ có một văn bản quy định riêng bởi đối với đào tạo ngành y là lĩnh vực đào tạo đặc biệt," ông Luận nói.
Nở rộ trường y
Theo ước tính của Bộ Y tế, đến năm 2015, nhu cầu nhân lực y tế Việt Nam cần tới 444.500 người. Với số thực trạng hiện nay cần bổ sung là 14.252 nhân lực; trong đó bác sỹ là 29.500 người, dược sỹ là 15.550 và điều dưỡng là 57.270 người.
Sinh viên trường đại học Y dược Cần Thơ trong giờ thực tập (Ảnh: TTXVN)
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành y tế, thời gian qua ngành y tế đã triển khai nhiều loại mô hình đào tạo, phương thức đào tạo. Các trường công lập đều tăng quy mô đào tạo. Trường tư cũng không bỏ qua "mảnh đất" màu mỡ này và nhanh chóng nhập cuộc.
Theo Bộ Y tế, tính đến cuối năm 2012, cả nước có 26 cơ sở đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học, 74 trường cao đẳng và 44 trường chung cấp và dạy nghề.
Thống kê mới đây của Đại học Y dược Cần Thơ cũng cho thấy, hiện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 13 trường đào tạo lĩnh vực y dược, trong đó có 11 trường ngoài công lập.
Ở bậc đại học, bên cạnh Trường Đại học Y dược Cần Thơ thành lập năm 2002, từ năm 2011 đến nay, khu vực này có thêm nhiều trường đa ngành "lấn sân" đào tạo ngành y như Đại học Trà Vinh, Đại học Võ Trường Toản (Hậu Giang), Đại học Tây Đô (Cần Thơ), Đại học Tân Tạo (Long An), Đại học Nam Cần Thơ (Cần Thơ).
Theo các chuyên gia giáo dục, với tốc độ đào tạo hiện nay, nhân lực ngành y tế sẽ tăng khá nhanh sau năm 2014. Do vậy, tình trạng thiếu nhân lực y tế sẽ giảm bớt so với giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, điều này lại khiến lãnh đạo Bộ Y tế lo lắng.
"Đào tạo nhân lực y tế có tính đặc thù. Trong quá trình đào tạo yêu cầu rất cao việc gắn trường với cơ sở thực hành. Điều này ở các trường công lập vẫn được đảm bảo nhưng ở trường ngoài công lập rất đáng lo ngại," ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, chia sẻ.
Theo ông Lợi, trong thời gian qua có nhiều trường ngoài công lập đa ngành mở thêm ngành y với chất lượng không đảm bảo. Điều này thể hiện ở việc cơ sở thực hành quá xa. Các bệnh viện đủ điều kiện thực hành cũng phải có tiêu chí nhất định. Hiện có nơi không đủ điều kiện để trở thành điểm thực hành của sinh viên. Nhiều trường có chỉ tiêu đào tạo lớn trong khi số năm kinh nghiệm đào tạo trong lĩnh vực này của trường rất thấp, số giảng viên cũng ít.
Chia sẻ vấn đề này, ông Phạm Văn Lình, Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược Cần Thơ lo lắng nói: "Tôi biết có trường lần đầu tiên thành lập nhưng mở một lúc bốn ngành, đào tạo cả bác sỹ, dược sỹ, kỹ thuật xét nghiệm, điều dưỡng trong khi hiệu trưởng, hiệu phó không phải là bác sỹ, dược sỹ. Đến trưởng phòng đào tạo cũng không phải là bác sỹ, dược sỹ. Không biết chất lượng ra sao. Tôi thấy nguy hiểm quá."
Hai bộ "bắt tay" siết chất lượng
Phân tích nguyên nhân của tình trạng này, ông Nguyễn Minh Lợi cho rằng có hai lý do cơ bản.
Trước hết là quy định hiện hành về việc mở ngành đào tạo y dược không cần có sự tham gia thẩm định của các chuyên gia y tế, trong khi ngành giáo dục không có chuyên môn về lĩnh vực này, không nắm được cơ sở vật chất thế nào thì đạt yêu cầu, dẫn đến tình trạng trường mở ngành nhưng không đủ điều kiện đào tạo đảm bảo.
Thứ hai là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ "soi" chỉ tiêu chung cho toàn trường (dựa trên tổng số giáo viên cơ hữu và diện tích trường), sau đó để trường tự phân chỉ tiêu cho từng ngành là một trong những nguyên nhân dẫn đến trường đào tạo số sinh viên ngành y quá lớn so với năng lực thực tế.
"Tôi đề nghị với việc thẩm định cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên khi mở ngành đào tạo y, dược cần phải có sự tham gia mạnh mẽ của chuyên gia y tế. Thời gian tới có thể triển khai thông tư liên tịch giữa hai bộ hoặc có văn bản hướng dẫn riêng về vấn đề này," ông Lợi nói.
Đề xuất này của đại diện Bộ Y tế đã ngay lập tức nhận được sự đồng thuận của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận.
Ông Luận cho biết, hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành kiểm tra việc đào tạo khối ngành y dược. Nếu phát hiện trường nào không đủ điều kiện đào tạo sẽ kiên quyết đình chỉ, đóng cửa.
Bên cạnh đó, hai bộ sẽ cùng rút kinh nghiệm để có được quy trình mở ngành đào tạo y dược nghiêm túc, thực chất để đảm bảo chất lượng.
"Tôi rất tán thành ý kiến Bộ Y tế và nếu cần thiết hai bên sẽ có một văn bản quy định riêng bởi đối với đào tạo ngành y là lĩnh vực đào tạo đặc biệt," ông Luận nói.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn