Bún "đẹp" - ngay ngáy nỗi lo với người tiêu dùng
Theo đơn vị này, việc phát hiện sớm và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm kịp thời cảnh báo cho cộng đồng. Cục An toàn thực phẩm cũng yêu cầu các địa phương và đơn vị trực thuộc báo cáo kết quả kiểm tra trước ngày 30/8.
Trong khi đó, Bộ Y tế cũng vừa có công văn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo UBND các cấp, các cơ quan chức năng thuộc quyền quản lý tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc. Theo đó, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, không ăn tiết canh, ăn sống, ăn gỏi, ăn tái, không sử dụng thực phẩm không biết rõ nguồn gốc. Tăng cường thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt tập trung vào các cơ sở dịch ăn uống thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất thực phẩm ăn ngay, bếp ăn tập thể, các cơ sở kinh doanh nước giải khát.
Có thể thấy, dưới góc độ quản lý, đây là việc cần được các cơ quan chức năng thực hiện thường xuyên và giám sát, quản lý chặt chẽ. Nhưng cho đến nay, dường như công tác này vẫn còn bị động, chỉ khi nào rộ lên các vụ việc về thực phẩm bẩn hoặc xuất hiện ngộ độc hàng loạt thì mới thấy những động thái "siết" chặt quản lý được tung ra rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bình luận của bạn