Lễ cúng Giao thừa 2023 cần chuẩn bị gì?

Các bà nội trợ tự tay làm mâm cỗ cúng Giao thừa để bày tỏ lòng thành kính - Ảnh: Thu Hương

Cúng Giao thừa ngoài trời hay trong nhà trước?

Luộc gà cúng Giao thừa vàng bóng trong 30 phút

Cúng Giao thừa đúng - Hứng lộc cả năm

Thời tiết đêm giao thừa "ủng hộ" người dân đi xem pháo hoa

Nhà nghiên cứu Minh Đường trong sách Nghi lễ dân gian - Nghi lễ cúng gia tiên cho biết, lễ Giao thừa (lễ trừ tịch) là lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên đán. Bởi ý nghĩa sâu xa và quan trọng nghi thức này.

Đó là lễ dâng hương vào giây phút chuyển giao giữa giờ khắc cuối cùng của năm cũ và giờ khởi đầu của năm mới, với ý nghĩa “tống cựu nghinh tân” tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh đón vị thần năm mới. Xin các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới thái bình, hạnh phúc.

Bên cạnh đó, đêm giao thừa cũng là lúc các đứa con xa nhà, từ người trẻ đến người lớn tuổi trong gia đình sum họp, đoàn viên, tổng kết lại những gì đã làm được trong một năm vừa qua và đặt ra những mục tiêu và dự định cho năm mới.

Vào thời khắc chuyển giao, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng với ý nghĩa trừ hết những điều không may của năm cũ để đón những điều may mắn hơn khi bước sang năm mới.

Người Việt thường làm 2 mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà. Tuy theo phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế mà mỗi nơi, mỗi gia đình có cách chuẩn bị mâm lễ khác nhau. Ví dụ như:

Mâm cúng giao thừa trong nhà

- Miền Bắc: Mâm cỗ Tết cổ truyền thường tính theo bát, đĩa: 4 bát, 4 đĩa, cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… Các món ăn phổ biến gồm bát móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát mọc, bát miến nấu lòng gà. Đĩa thịt gà luộc, đĩa giò lụa, đĩa nem, đĩa giò xào, đĩa nộm, đĩa hành muối, đĩa bánh chưng.

Mâm cỗ Tết đẹp được chị em lan truyền trên mạng những ngày qua - Ảnh: Thu Hương

Mâm cỗ Tết đẹp được chị em lan truyền trên mạng những ngày qua - Ảnh: Thu Hương

- Miền Trung: Mâm cỗ có cả bánh chưng, bánh tét và có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần để có bữa cỗ “hào soạn” gồm đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram… Ở nhiều nơi, người ta còn làm cả các món cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa hay các món đặc biệt xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi… để dâng lên tổ tiên ngày Tết.

- Miền Nam: Cỗ Tết thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng. Cỗ có bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm, canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời

 

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời gồm có 1 con gà trống hoa luộc nguyên con có mào cờ, mỏ ngậm bông hoa hồng, 1 đĩa xôi gấc (hoặc bánh chưng), bánh kẹo, 1 mâm ngũ quả, rượu, trà, quả cau, lá trầu, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, nhang, đèn… Ngoài ra, mâm cỗ cũng bao gồm các vật phẩm quần áo, mũ, ủng quan Thần linh cùng với vàng, tiền.

Cũng có gia đình làm cỗ ngọt và chay cùng hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết và các loại đồ uống khác.

Tùy điều kiện mỗi gia đình có thể sắm lễ vật khác nhau, có thể chỉ là đĩa thịt lợn luộc, cần nhất vẫn là lòng thành, các vị Hành khiển chỉ cần chứng nhận qua chén rượu, nén hương... miễn sao trong đó chứa đựng tấm lòng thành kính.

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Dựa vào nguồn gốc lễ cúng Giao thừa và sự nghiên cứu của các chuyên gia, gia chủ bắt buộc phải thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời trước nhằm "nghênh tân, tiễn cữu". Nó có nghĩa là đón tiếp quan Hành khiến mới và tiễn quan Hành khiển cũ về trời. Sau khi kết thúc thì mới thực hiện lễ cúng Giao thừa trong nhà.

Đới với các trường hợp ở chung cư, do không gian chật hẹp và không có diện tích dưới mặt đất nên việc cúng chỉ cần tập trung vào cúng và đọc văn khấn Giao thừa trong nhà, không nhất thiết phải cúng ngoài trời. Tuy nhiên, nếu các gia đình cần cúng ngoài trời thì lưu ý nên xuống hăng sân của toàn chung cư chứ không nên cúng trên tầng. Bởi lẽ lễ cúng giao thừa ngoài trời đòi hỏi cần có khoảng không gian có trời, có đất và lễ vật cần phải đặt gần với mặt đất.

*Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo!

 

Lê Tuyết (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội