Mâm cúng Giao thừa năm 2022 cần chuẩn bị những gì?

Mâm cơm cúng giao thừa ở nhiều địa phương thường đầy đủ các món truyền thống, nhưng cũng có những nơi rất đơn giản

Thành phố nào trên thế giới hủy sự kiện đêm Giao thừa vì COVID-19?

Thời tiết cả nước thuận lợi trong đêm Giao thừa và 3 ngày Tết

Cúng đêm giao thừa cần chuẩn bị những lễ gì?

Hà Nội: Hủy bắn pháo hoa ở 29 điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa

Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Người xưa quan niệm rằng đây cũng là thời gian để gác lại những chuyện buồn, xui xẻo, điềm xấu của năm vừa qua để hy vọng vào một năm mới có nhiều tiến triển tích cực hơn. Bên cạnh đó, đêm Giao thừa cũng là lúc các đứa con xa nhà, từ người trẻ đến người lớn tuổi trong gia đình sum họp, đoàn viên.

Một trong những phong tục truyền thống không thể thiếu trong đêm Giao thừa chính là lễ cúng Giao thừa. Ở mỗi vùng miền và địa phương lại có cách bài trí khác nhau. Tuy nhiên, nó đều mang ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. 

Mâm cỗ cúng giao thừa có thể là lễ mặn hoặc lễ chay tùy vào điều kiện, tâm niệm của mỗi gia đình. Các lễ cúng theo phong tục thông thường là:

Lễ cúng Giao thừa ngoài trời

Mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời

Mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời

- Với mâm cỗ mặn gồm: Gà trống luộc, bánh chưng, xôi, trà, rượu, nước, giò chả, các món cơm canh mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. Dọn cùng với chén đũa nếu có nhiều món.

- Với cỗ chay thường bao gồm: Bánnh, kẹo, mứt, cơm canh chay, trà nước.

Ngoài ra, mâm cỗ cũng cần có thêm các vật phẩm quần áo, mũ, ủng quan Thần linh cùng với vàng, tiền. Những lễ vật này cần được chuẩn bị từ trước thời điểm giao thừa. Chúng được đặt trên bàn (tuyệt đối không để trên mặt đất hay đến thời điểm Giao thừa mới bưng mâm lễ ra).

Lễ cúng Giao thừa trong nhà

Mâm cỗ cúng Giao thừa trong nhà

Mâm cỗ cúng Giao thừa trong nhà

- Đối với người miền Bắc, mâm cỗ mặn được chuẩn bị rất bài bản, thường trên mâm có 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… Cũng có nhà chuẩn bị mâm cỗ lớn xếp cao từ 2 đến 3 tầng.

Bốn bát gồm: Bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc. Bốn đĩa của mâm cỗ gồm: Đĩa giò lụa, đĩa chả quế, đĩa thịt gà, đĩa thịt lợn (thịt heo).

- Đối với người miền Trung thường có: Bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…

- Đối với người miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, chả giò, nem, gỏi tôm thịt.

Lưu ý: Tùy vào quan niệm và phong tục từng vùng miền, cũng như điều kiện của từng gia đình mà mâm cúng có thể có những món lễ vật khác nhau.

Một số lưu ý khi cúng Giao thừa

- Theo ông bà xưa, người khấn bài cúng đêm giao thừa phải là người chủ của gia đình. Bởi đây là lễ cúng cầu mong hưng thịnh, sức khỏe cho tất cả thành viên trong gia đình. Ngoài ra, người đứng làm lễ phải tắm rửa sạch sẽ, kiêng làm chuyện vợ chồng trước 2 ngày, không ăn các món tứ linh, không ăn cá chép, thịt chó và thịt mèo để tránh phạm ngũ phương long mạch linh thần.

- Giao thừa năm 2022 rơi vào đêm 29 tháng Chạp năm Tân Sửu (tức đêm 31/1/2022 dương lịch). Thời gian cúng đẹp nhất là 0h đêm giao thừa.

- Bạn nên cúng giao thừa ngoài trời trước, cúng các quan Hành khiển rồi xin phép vào cúng gia tiên trong nhà.

- Khi cúng giao thừa ngoài trời cần chú ý: Trang phục chỉnh tề, gọn gàng tươm tất; Nói phát ra tiếng, không nói quá to hoặc quá nhỏ; Khi cúng cần thành tâm, không vừa cúng vừa nói chuyện riêng.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn biết cách chuẩn bị cho mâm cỗ cúng Giao thừa tươm tất. Chúc bạn và gia đình một năm mới an khang - thịnh vượng!

* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

 
Lê Tuyết (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Món ngon - Nhà hàng