Cúng đêm giao thừa cần chuẩn bị những lễ gì?

Chuẩn bị mâm cỗ truyền thống cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà đầy đủ nhất

Đêm Giao thừa, thời tiết cả nước đẹp không lo mưa phùn

Hà Nội: Hủy bắn pháo hoa ở 29 điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa

Thời tiết đêm giao thừa "ủng hộ" người dân đi xem pháo hoa

Hà Nội vận động rung chuông thay pháo hoa đêm giao thừa

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời

Theo quan niệm của người Việt, mâm cúng giao thừa ngoài trời giống như một buổi tiệc tiễn đưa vị quan hành khiển, phán quan năm cũ hoặc nghênh đón thần mới. Chính vì quan niệm này mà mâm cúng giao thừa ngoài trời được chuẩn bị rất tỉ mỉ.

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời gồm có lễ chay, chính là ngũ quả, với ý nghĩa tượng trưng cho ngũ phúc "Phúc - Lộc - Thọ - Khang - Ninh".

Lễ mặn gồm có xôi hoặc bánh chưng, gà trống thường được ngậm bông hoa có màu đỏ hoặc hồng để thêm phần may mắn (có những nơi dùng thủ lợn), hoa tươi, trầu cau, rượu, trà.

Ngoài ra, phải có 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 ngọn nến, hương (3 nén hoặc 5 nén). Một số nơi dùng 3 cây nhang lớn, có sớ viết cẩn thận; Mũ chuồn tiền vàng phải có đủ cho quan hành khiển, quan phán quan, ngũ phương long mạch linh thần. 

Lưu ý là tất cả các đồ cúng trong mâm cúng giao thừa cần phải được chuẩn bị đầy đủ và bê ra trước giờ giao thừa.

Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà

Mâm lễ vật trong nhà có thể là mặn hoặc ngọt tùy vào điều kiện, phong tục của mỗi gia đình.

- Mâm lễ mặn gồm: Bánh chưng, giò, thịt gà, chả,… và một số món ăn khác theo nhu cầu và điều kiện mỗi gia đình.

- Mâm lễ ngọt: Bánh kẹo, mứt Tết, trái cây, các món chay và các loại đồ uống khác.

Khi cúng giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong năm mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, khi khấn tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu, gia chủ phải khấn Thổ công (ông Công, ông Táo) để xin phép cho tổ tiên về nhà.

Theo GS.VS Lương Ngọc Huỳnh, 12 vị Hành khiển cai quản là:
- Năm Tý: Vua Hùng Vương hành khiển, Tổ Vương hành binh chi thần. Hùng tào phán quan.
- Năm Sửu: Vua Lý Bí hành khiển Lý Vương hành binh chi thần. Lý tào phán quan.
- Năm Dần: Vua Đinh Tiên Hoàng hành khiển, Đinh Vương hành binh chi thần, Đinh tào phán quan.
- Năm Mão: Vua Lê Đại Hành hành khiển, Lê Vương hành binh chi thần. Lê tào phán quan.
- Năm Thìn: Vua Lý Công Uẩn hành khiển, Lý Vương hành binh chi thần. Lý tào phán quan.
- Năm Tỵ: Vua Trần Thái Tông hành khiển, Trần Vương hành binh chi thần. Trần tào phán quan.
- Năm Ngọ: Vua Trần Thánh Tông hành khiển, Trần Vương hành binh chi thần, Trần tào phán quan.
- Năm Mùi: Vua Trần Nhân Tông hành khiển, Trần Vương hành binh chi thần, Phật tào phán quan.
- Năm Thân: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn hành khiển, Thánh Trần hành binh chi thần, Thánh tào phán quan.
- Năm Dậu: Vua Lê Lợi hành khiển, Lê Vương hành binh chi thần, Lê tào phán quan.
- Năm Tuất: Vua Quang Trung Nguyễn Huệ hành khiển, Nguyễn Vương hành binh chi thần, Nguyễn tào phán quan.
- Năm Hợi: Chủ tịch Hồ Chí Minh hành khiển, Hồ Vương hành binh chi thần, Hồ tào phán quan.
Lê Tuyết H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa