Liệu pháp miễn dịch mới giúp "săn lùng" các tế bào ung thư "ẩn mình"

Liệu pháp miễn dịch mới có thể bắt các tế bào ung thư phải lộ diện

Liệu pháp miễn dịch có thể giúp điều trị bệnh tuyến giáp?

Liệu pháp miễn dịch chữa ung thư giành giải Nobel Y học 2018

Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch sinh học

Liệu pháp mới giúp biến tế bào ung thư vú thành mỡ

Liệu pháp miễn dịch đã cách mạng hóa việc điều trị ung thư nhưng các liệu pháp hiện có lại không hoàn toàn đạt hiệu quả trên mọi bệnh nhân hoặc không hiệu quả đối với một số bệnh ung thư. Ngoài ra, các tế bào ung thư thường thay đổi cách thức hoạt động của gene, khiến hệ thống miễn dịch cũng như các liệu pháp hiện tại gặp nhiều khó khăn để phát hiện ra chúng.

Để giải quyết điều này, các nhà khoa học ở Đại họcYale (Mỹ) đã phát triển một liệu pháp điều trị ung thư mới cho phép hệ miễn dịch phát hiện và tiêu diệt các tế bào khối u, bao gồm cả những tế bào khối u mà các dạng trị liệu miễn dịch khác có thể "bỏ lỡ".

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hệ thống phương pháp trị liệu gene bao gồm: công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR kích hoạt các gene khác nhau, kết hợp với liệu pháp gene virus đã được sửa đổi để đưa CRISPR đến các tế bào. Kết quả là sự thay đổi hoạt tính các gene của các tế bào khối u khiến hệ miễn dịch chú ý đến chúng. Hệ thống này được gọi là "Kích hoạt đa gene nội sinh như một liệu pháp miễn dịch" (Multiplexed Activation of Endogenous Genes as Immunotherapy - MAEGI), sau khi được sử dụng sẽ đánh dấu các tế bào khối u và "khuếch đại" tín hiệu của chúng để hệ miễn dịch phát hiện và tiêu diệt.

Điều đặc biệt của phương pháp này theo Sidi Chen - Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Một khi các tế bào ung thư đã bị phát hiện thì hệ miễn dịch sẽ nhận ra chúng ngay lập tức nếu chúng xuất hiện trong tương lai".

Các thí nghiệm trên chuột đã cho thấy hiệu quả của phương pháp này trong điều trị khối u ác tính, ung thư tuyến tụy và  ung thư vú bộ ba âm tính (một dạng ung thư vú thiếu 3 thụ thể kích thích tố phổ biến nhất: Estrogen, Progesterone và  HER2).

Ngoài ra, một tính năng đặc biệt thuận lợi của phương pháp mới này là khả năng phát hiện các di căn ở xa nguồn gốc ban đầu của khối u. Nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tối ưu hóa hệ thống MAEGI để đơn giản hóa sản xuất và chuẩn bị cho các thử nghiệm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư trong tương lai.

Công trình nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Nature Immunology.


Nguyên Hương H+ (Theo Sciencedaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin