Mật ong màu trắng tốt như thế nào?

Mật ong màu trắng chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe

Bột quế + Mật ong chữa được bệnh gì?

Có nên dùng mật ong chữa ho cho trẻ?

Sữa ong chúa và mật ong: Hiểu đúng dùng lợi

Trẻ bị mất ngủ có nên dùng tam thất trộn mật ong?

Tất cả các dạng của mật ong tự nhiên đều chứa các chất dinh dưỡng và enzyme với một loạt lợi ích sức khỏe cho con người. Trong thực tế, mật ong đã được sử dụng như một phương thuốc dân gian cho nhiều căn bệnh trong suốt lịch sử nhân loại.

Mật ong thật có nhiều hương vị, màu sắc và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau tùy vào loại hoa mà chúng thu mật, cũng như phụ thuộc vào loại hoa đó đến từ đâu.

Mật ong trắng là gì?

Mật ong trắng không hẳn có màu trắng như sữa, nó có màu hổ phách rất nhẹ hoặc hơi trong. Mật ong trắng thường có hương vị nhẹ hơn so với mật ong sẫm màu. Hoa sản xuất mật ong trắng bao gồm: Xô thơm (sage), cỏ linh lăng (alfalfa), hoa fireweed và hoa ba lá hoa trắng (white clover). Ngoài ra, còn có một dạng mật ong trắng hiếm có nguồn gốc từ cây kiawe ở Hawaii (Mỹ).

Loại mật ong từ cây kiawe kết tinh thành một thứ chất lỏng, mịn, màu trắng kem với kết cấu dễ chảy ra như bơ

Thông thường, mật ong nguyên chất là loại mật ong được lấy trực tiếp từ tổ ong, được đóng gói và tiêu thụ mà không cần xử lý nhiệt. Việc xử lý mật ong với nhiệt giúp cải thiện màu sắc, kết cấu của mật cũng như giúp loại bỏ sự kết tinh (hay vón cục) không mong muốn. Nhưng rất nhiều các chất chống oxy hóa có lợi và lợi khuẩn có thể bị loại bỏ hoặc phá hủy trong quá trình này.

Nếu bạn quan tâm đến mật ong trắng nguyên chất, hãy mua nó từ một nhà sản xuất địa phương tin cậy.

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe do mật ong trắng mang lại:

Tăng cường chất chống oxy hóa

Mật ong nguyên chất có chứa các chất chống oxy hóa gọi là flavonoids và dưỡng chất thực vật khác. Mật ong trắng cũng chứa chất chống oxy hóa như vậy. Các chất này giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại từ các gốc tự do - nguồn gốc của sự lão hóa và các bệnh tật, đặc biệt là ung thư và bệnh tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy hợp chất polyphenol có trong mật ong đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa bệnh tim.

Nếu bạn đang tìm kiếm một sự thay thế cho đường hay các chất tạo ngọt nhân tạo độc hại, thì mật ong là một sự lựa chọn lành mạnh đáp ứng nhu cầu “hảo ngọt” của bạn mà vẫn bảo vệ cơ thể khỏi nhiểu nguy cơ bệnh tật. Vì lẽ đó, mật ong trắng với một hương vị dịu nhẹ là nguyên liệu lý tưởng trong các công thức làm món nướng hoặc đồ ăn vặt.

Giảm ho

Mật ong từ lâu đã được con người sử dụng trong các bài thuốc giảm ho, trị đau cổ họng. Trà mật ong ấm với vài lát chanh là sự kết hợp tuyệt vời giúp ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh. Bạn cũng có thể chỉ cần ăn 1 - 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất để hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp trên.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí The Journal of Complementary and Alternative Medicine, trong điều trị ho, mật ong có hiệu quả như Dextromethorphan – một loại thuốc kê toa trị ho phổ biến.

Giàu dưỡng chất thực vật (phytonutrients hoặc phytochemicals)

Dinh dưỡng thực vật là những hợp chất được tìm thấy trong thực vật giúp bảo vệ cây trồng khỏi vi trùng, nấm và các mối đe dọa khác. Nó cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người bởi tính chất chống oxy hóa và các lợi ích chống viêm đặc biệt. Mật ong có nguồn gốc từ thực vật nên nó cũng rất giàu dinh dưỡng thực vật. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng này dễ bị phá hủy bởi nhiệt, chính vì vậy, bạn nên lựa chọn loại mật ong nguyên chất để bảo toàn các lợi ích trên.

Chăm sóc da và chữa lành vết thương

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, mật ong nguyên chất có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại và nấm. Nó có chứa hydrogen peroxide - một chất khử trùng tự nhiên. Vì vậy, mật ong được sử dụng để chữa lành vết thương trên da, chăm sóc da khỏe đẹp và trị mụn trứng cá.

Giải quyết các vấn đề tiêu hóa

Trong y học cổ truyền nhiều nước, mật ong được sử dụng để giải quyết các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy và viêm loét dạ dày tá tràng. Uống 1 - 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất lúc bụng đói có thể làm xoa dịu cơn đau và hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày.

Biết Tuốt H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất