Từ sau đầu mùa đông thời tiết thay đổi nhiều cả gia đình anh Dương Văn Hải trú tại Hoàng Văn Thụ, Hà Nội đều bị nghẹt mũi khó thở, hai cháu nhỏ còn kèm theo triệu chứng ho. Anh đưa con đến phòng khám tư khám thấy bác sĩ cho cháu thở khí dung và cháu có vẻ dễ chịu hơn.
Ngày nào anh chị cũng đưa con đến phòng khám cho bé thở khí dung 5 phút mất 100 nghìn đồng. Anh Hải tò mò tìm thiết bị này. Khi tìm hiểu về nó đây là loại thiết bị y tế được bán tràn lan trên mạng với giá vài trăm nghìn đồng. Thầy tác dụng của máy tốt, tránh phải đi "xông thuê" nên anh Hải mua cho cả nhà một cái.
Ảnh minh họa
Hay như trường hợp của gia đình chị Nguyễn Thị Thanh ở Giảng Võ, Hà Nội cũng lạm dụng khí dung. Chị Thanh kể năm ngoái bé nhà chị điều trị ở viện Nhi, thấy việc xông khí dung tốt nên chị mua luôn một cái về nhà dùng. Từ đó, mỗi lần còn bị khụt khịt chị lại lấy máy xông, tự pha thuốc theo hướng dẫn để cho con thở. Chị Thanh khoe tác dụng của chiếc máy xông rất tốt. Có đợt cả ba mẹ con bị ho, nghẹt mũi phải dùng chung.
Các bà mẹ xếp hàng cho con thở khí dung tại BV Nhi trung ương
Tại Bệnh viện Nhi trung ương, chiếc máy xông khí dung đặt ngoài hành lang bệnh viện nên mẹ nào thấy con khó thở lại chạy lại ngồi xông khí dung 5 - 7 phút.
Chị Lã Thị Hương trú tại Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội cho biết cháu bé nhà chị bị viêm phế quản đã ở viện 3 hôm nay. Ngày nào chị cũng bế con ra cho cháu ngồi xông khí dung 3 -4 lần. Có lúc, các mẹ phải xếp hàng mới được dùng. Khi được hỏi việc thở khí dung có phải theo chỉ dẫn của bác sĩ không, chị Hương không biết. Theo chị thấy các mẹ hay cho con thở khí dung thì chị cũng cho cháu thở.
Theo PGS Dũng, cơ chế của xông khí dung là do thuốc thấm qua và có tác dụng với niêm mạc mũi. Tuy nhiên việc cho bé thở khí dung có những quy định chặt chẽ. Cụ thể, mỗi một lần khí dung thì phải thay bộ dây, trong khi ở nhiều gia đình chỉ dùng một cái hết tháng này qua tháng khác. Hậu quả là bộ dây có thể lắng đọng vi trùng, là nguồn vi trùng virus.
Ở bệnh viện để tiết kiệm cho bệnh nhân thì có thể hấp tiệt trùng, nhưng cũng chỉ dùng trong một ngày (ngày xông 2-3 lần). Vì thế, việc gia đình tự ý xông mũi họng cho trẻ đôi khi hại nhiều hơn lợi.
Ở bệnh viện, việc sử dụng khí dung được các bác sĩ kiểm soát rất chặt bởi không phải trường hợp nào cũng dùng được khí dung. Việc xông mũi, họng chỉ được chỉ định cho các trường hợp trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp, bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Phương pháp xông mũi, họng không được chỉ định trong trường hợp trẻ có cơ địa dị ứng. Bởi với trẻ này chỉ cần hít một lần có thể xảy ra sốc quá mẫn, dẫn tới tử vong.
Bình luận của bạn