Cơm gạo nếp là món ăn phổ biến trong ngày Tết giết sâu bọ
3 món "diệt sâu bọ" từ quả mận cho ngày Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan ngọ và món cơm rượu nếp vừa ngon vừa bổ
5 loại trà giải rượu cực nhanh ngày Tết
Uống rượu như thế nào để không gây hại cho gan?
Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam. Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú. Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Vì vậy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.
Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ Tết giết sâu bọ là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.
Những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ
Những tục lệ thú vị trong ngày Tết Đoan Ngọ
Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể không có. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.
Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu. Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là "cái". Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này. Sau khi ăn rượu nếp, mọi người sẽ tiếp tục ăn trái cây như mận, đào, roi…
Người miền Trung thường ăn thịt vịt trong Tết Đoan Ngọ
Tại các tỉnh miền Trung thì thịt vịt cũng là một món không thể thiếu cho ngày lễ này. Còn ở Đà Nẵng, món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ ba bốn chục bánh trở lên.
Tại nhiều địa phương, người dân còn tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ "sâu bọ". Đối với nhiều người ở ven biển, đúng giờ Ngọ họ sẽ đi tắm biển để xả xui và cầu sức khỏe. Cũng theo quan niệm dân gian, vào ngày này khí dương mạnh nhất trong năm nên người ta cúng lễ để cầu an. Do đó, các thầy thuốc cũng thường lên núi hái thuốc trong thời gian này.
Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ
Vào ngày này, nhà nào nhà nấy đều dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên. Lễ vật cúng ngày Tết Đoan Ngọ vẫn đầy đủ các thứ như ngày lễ trong xã hội truyền thống với đầy đủ các thứ như:
- Hương, hoa, vàng mã.
- Nước.
- Rượu nếp.
- Các loại hoa quả gồm các loại quả như mận, vải, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối... Tuy nhiên mận và vải là hai loại quả không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ.
- Xôi, chè
- Bánh gio (còn gọi là bánh tro)
Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào?
Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.
Bình luận của bạn