Trẻ thừa cân dễ sốc vì sốt xuất huyết
Có những dấu hiệu này chắc chắn bạn bị sốt xuất huyết
WHO phê chuẩn vaccine sốt xuất huyết đầu tiên
Nhận biết và xử lý sốt xuất huyết cho trẻ
Cách phân biệt bệnh do virus Zika và do sốt xuất huyết
Nguyên nhân sốc sốt huyết
Điều kiện thời tiết thay đổi, thuận lợi cho việc phát triển dịch bệnh sốt xuất huyết. Điều đáng lo ngại nhất chính là nếu theo dõi không kỹ, diễn tiến bệnh nhanh, trẻ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Điều nguy hiểm hơn là nhiều trẻ dù đang bị sốc sốt xuất huyết độ 3, độ 4 nhưng biểu hiện bên ngoài khá bình thường, không như những bệnh nhiễm trùng khác. Đặc biệt, trẻ lớn, thừa cân có khả năng chịu đựng rất cao, điều này gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Theo bác sỹ Nguyễn Thị Kim Thư – Phó Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương “Phần lớn trường hợp sốc sốt huyết thường bị phát hiện muộn, trẻ có kèm theo các bệnh mạn tính. Khi chuyển biến chứng nặng, trẻ bị tụt huyết áp khiến mạch không bắt được, không đo được huyết áp, rối loạn đông máu, suy đa cơ quan… và dẫn đến tử vong".
Cha mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng sốt xuất huyết của con
Cũng theo bác sỹ Kim Thư, nguy cơ xảy ra sốc sốt xuất huyết ở trẻ phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch của trẻ. Thứ hai, do độc lực của virus và thứ ba, trẻ thừa cân, trẻ dưới 1 tuổi nguy cơ bị sốc sốt xuất huyết nặng hơn so với trẻ khác. Ngoài ra, biến chứng còn có thể do tình trạng nhiễm trùng bệnh viện.
Sốc sốt xuất huyết diễn tiến nhanh
Bệnh sốt xuất huyết thường gặp vào thời điểm chuyển mùa mưa sang mùa khô. Bệnh tự khỏi nhưng có những trường hợp vẫn bị biến chứng nặng do sốc sốt xuất huyết. Khi trẻ bị sốc sốt huyết sẽ khiến quá trình điều trị gặp khó khăn.
Theo bác sỹ Kim Thư: "Thời gian bệnh nhân chuyển từ sốt xuất huyết sang sốc sốt xuất huyết ở trẻ ngắn hơn so với trước đây. Trước đây, trẻ sốt xuất huyết tới 5 - 6 ngày mới chuyển sang sốc sốt xuất huyết. Nhưng bây giờ mới 2 - 3 ngày đầu, trẻ đã có biểu hiện chuyển từ sốt xuất huyết sang sốc sốt xuất huyết. Điều đó, khiến cho bác sỹ và người nhà trở tay không kịp, nhiều trường hợp không phát hiện kịp thời có thể tử vong ngay".
Khi trẻ bị sốt xuất huyết mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ
Vì những yếu tố trên mà cha mẹ nếu thấy con cái đột nhiên sốt khoảng 2 ngày trở lên mà không rõ nguyên nhân, kèm theo đó là các triệu chứng mệt mỏi, lừ đừ, buồn ngủ, đau mỏi chân tay và khắp cơ thể, da sưng đỏ thì cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, chẩn đoán kịp thời.
Khi trẻ bị sốc, diễn tiến bệnh rất nhanh. Khi bị sốc sốt xuất huyết, các bác sỹ phải tiến hành lọc máu để thải loại độc chất, hóa chất trung gian ra khỏi cơ thể. Quá trình điều trị này kéo dài 3 tuần, trẻ mới phục hồi, không phải dùng đến máy thở nữa. Nếu bệnh nhân bị sốc sốt xuất huyết đã qua cơn sốt xuất huyết, bác sỹ vẫn phải theo dõi từ 24 - 48 giờ để trẻ hoàn toàn hồi phục mới được cho về nhà.
Trẻ thường gặp sốt xuất huyết, sốc sốt xuất huyết do hệ miễn dịch suy giảm, vì vậy để phòng bệnh mẹ cần chủ động tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng các sản phẩm thực phẩm chức năng. Lưu ý: Khi dùng bất cứ một sản phẩm thực phẩm chức năng nào cho trẻ bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ, chuyên gia.
Triệu chứng sốt xuất huyết qua các cấp độ là hoàn toàn khác nhau. Bệnh sốt xuất huyết được chia thành 4 thể bệnh (cấp) để tiện cho việc theo dõi đánh giá và tiên lượng bệnh. Cha mẹ cần chú ý quan sát để biết cách chăm sóc trẻ:
Bệnh sốt xuất huyết cấp độ 1: Ở cấp 1, trẻ chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết.
Bệnh sốt xuất huyết cấp độ 2: Trẻ có triệu chứng xuất huyết (xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, khạc ra máu, thậm chí nôn ra máu, tiểu ra máu
Bệnh sốt xuất huyết cấp độ 3: Trẻ có dấu hiệu sốc như lơ mơ, tụt huyết áp,
Bệnh sốt xuất huyết cấp độ 4: Trẻ bị sốc nặng, mất ý thức
Bình luận của bạn